Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Dầu tỏi tía việt nam- quà tặng quý giá từ thiên nhiên

Dầu tỏi tía việt nam- quà tặng quý giá từ thiên nhiên

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Ở Việt Nam, tỏi được trồng khắp các địa phương từ nam chí bắc. Tuy nhiên có một giống tỏi, duy nhất có ở Việt Nam, đó là tỏi tía Việt Nam với những đặc điểm như củ tỏi nhỏ, vỏ ngoài màu tía tím, thịt màu vàng rất nhiều tinh dầu, thơm, cay nồng, được trồng ở các tỉnh phía bắc vào khoảng tháng 1-2, thu hoạch vào tháng 5-6.

Dầu tỏi tía việt nam- quà tặng quý giá từ thiên nhiên 1

Hình ảnh so sánh sự khác biệt Tỏi tía Việt Nam – giống tỏi khác

Mục lục

  • Sự khác biệt của tỏi tía Việt Nam
  • Công dụng của tỏi tía
    • 1. Sức khỏe tim mạch
    • 2. Cải thiện chức năng miễn dịch
    • 3. Chống nấm, vi khuẩn
    • 4. Kiểm soát cholesterol
    • 5. Giảm nguy cơ các biến chứng bệnh thận và tiểu đường
    • 6. Kiểm soát insulin tốt hơn
  • Nghiên cứu thành công quy trình trích ly Dầu Tỏi Tía Việt Nam

Sự khác biệt của tỏi tía Việt Nam

Tỏi tía Việt Nam khác biệt rất nhiều so với các giống tỏi thông thường trên thế giới như tỏi Trung Quốc, tỏi Ấn Độ, tỏi Mỹ. Các giống tỏi này có đặc điểm củ to, màu trắng, cắt phần thịt không thấy ánh vàng như tỏi Việt Nam, vị cay nồng cũng không đậm đà bằng.

Điều này là do Tỏi tía Việt Nam có hàm lượng các hợp chất Sulfur cao hơn so vơi các giống tỏi khác. Và hơn thế khi phân tích hoạt chất chính Allicin thì người ta thấy dầu tỏi tía Việt Nam có hàm lượng Allicin cao gấp nhiều lần so với các giống tỏi khác trên thế giới.

Do đó, có thể nói rằng tỏi tía Việt Nam như là món quà tặng vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho dân tộc ta.

Công dụng của tỏi tía

Thành phần hóa học chính của tỏi bao gồm 17 axit amin, hơn 33 OSCs, 8 khoáng chất (canxi, kali, magiê, germanium, selen, đồng, kẽm và sắt), vitamin (A, B1, B2, B3 B6, B12 , C, D, E), và một số enzym (allinase). (6) Khoảng 100 hợp chất organosulfur đã được xác định trong EO tỏi từ Allium sativum, với diallyl sulfide, diallyl disulfide, allyl methyl sulfide và diallyl trisulfide là các hợp chất chính. Đây là những hợp chất có tính kháng khuẩn tốt, chống viêm cao.

1. Sức khỏe tim mạch

Tỏi và các chế phẩm của nó đã được công nhận rộng rãi là tác nhân phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sử dụng tỏi có tác dụng đáng kể trong việc hạ huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế kết tập tiểu cầu và tăng hoạt động tiêu sợi huyết.

2. Cải thiện chức năng miễn dịch

Tác dụng y học của tỏi đã được ghi nhận rõ ràng, và các sản phẩm tỏi tự nhiên đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn có hiệu quả.

  • Các kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng Tỏi giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích một số loại tế bào như đại thực bào, tế bào lympho, tế bào tiêu diệt tự nhiên, tế bào bạch cầu bằng các cơ chế bao gồm điều chỉnh bài tiết cytokine, sản xuất immunoglobulin, thực bào và đại thực bào sự kích hoạt.

3. Chống nấm, vi khuẩn

Một loại kem bôi âm đạo có chứa tỏi và cỏ xạ hương đã được thử nghiệm và có hiệu quả tương đương với kem bôi âm đạo Clotrimazole (Canesten) để điều trị viêm âm đạo do nấm candida.

  • Nhiều chế phẩm và sản phẩm đã sử dụng allicin được chiết xuất từ tỏi để chống lại các tác nhân lây nhiễm. Dựa trên các báo cáo, hoạt động diệt khuẩn của allicin đã được xác minh chống lại các mầm bệnh quan trọng, bao gồm Enterococcus spp, Bacillus spp, Helicobacter pylori, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Salmonella typhimurium và Vibrio cholera, cũng như các chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin.

4. Kiểm soát cholesterol

Bổ sung dầu tỏi vào chế độ ăn không chỉ ức chế tăng cholesterol máu mà còn giảm những thay đổi mảng xơ vữa xảy ra ở động mạch chủ, dẫn tới xơ vữa động mạch, bệnh tim và bệnh mạch vành.

4. Kiểm soát cholesterol 1

Tỏi giúp kiểm soát cholesterol

5. Giảm nguy cơ các biến chứng bệnh thận và tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2003 công bố trên Comparative Biochemistry and Physiology Part A: Molecular & Integrative Physiology chỉ ra rằng bổ sung dầu tỏi vào thực đơn trong 15 ngày cho thấy có cải thiện đáng kể hoạt động của gan và thận.

  • Ngoài ra, nó cũng ngăn chặn các biến chứng sức khỏe do bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận và bệnh thần kinh.

6. Kiểm soát insulin tốt hơn

Sử dụng 100mg dầu tỏi/1kg trọng lượng cơ thể cách ngày trong 3 tuần cho thấy tăng đáng kể tốc độ bài tiết insulin. Nó cũng cho thấy tăng độ nhạy insulin và cải thiện kiểm soát đường huyết.

Nghiên cứu thành công quy trình trích ly Dầu Tỏi Tía Việt Nam

Trước tình trạng chúng ta phải bỏ ra nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu viên dầu tỏi từ nước ngoài về phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong khi tỏi tía của chúng ta lại có chất lượng hơn hẳn. Viện hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã thành lập đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước công nghệ trích ly dầu tỏi từ nguồn nguyên liệu tỏi tía sẵn có của Việt Nam và đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.

  • Qua nhiều năm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TSKH Trần Văn Sung, viện Hóa học quốc gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã trích ly thành công dầu tỏi tía với hiệu suất thu nhận dầu đạt 5% và hàm lượng Allicin trong dầu tỏi đạt 0,7 – 0,9%, đồng thời cũng xây dựng được dây chuyền thiết bị sản xuất dầu tỏi tía trên quy mô lớn có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn tới.

Hiện nay, Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã chuyển giao công nghệ trích ly dầu tỏi tía cho công ty TNHH Tuệ Linh sản xuất. Công Ty TNHH Tuệ Linh đã nghiên cứu bào chế thành công viên nang mềm DẦU TỎI TUỆ LINH chứa 50mg Dầu tỏi tía nguyên chất phục vụ nhu cầu phòng và chữa bệnh của người dân trong nước.

Nghiên cứu thành công quy trình trích ly Dầu Tỏi Tía Việt Nam 1

Sản phẩm dầu tỏi Tuệ Linh

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: tỏi

Bài viết liên quan

  • Cách dùng tỏi trị bệnh thế nào cho đúng?

  • Những công dụng hữu ích của Tỏi bạn nên biết

  • Tỏi- từ vị thuốc cổ truyền tới ứng dụng trong khoa học hiện đại

  • Điểm danh những dược liệu mang tên “Sâm”

  • Thuốc bổ Đông y: Khi nào bổ âm? Lúc nào bổ dương?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑