Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Phát triển dược liệu

Trang chủ » Phát triển dược liệu » Kỹ thuật trồng gừng

Kỹ thuật trồng gừng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mục lục

  • I. Thông tin khoa học
    • Mô tả cây
    • Công dụng
  • Kỹ thuật trồng gừng
    • 1. Lựa chọn vùng trồng
    • 2. Thời vụ trồng
    • 3. Kỹ thuật sản xuất giống
    • 4. Kỹ thuật làm đất
    • 5. Kỹ thuật trồng
    • 6. Phân bón và kỹ thuật bón phân
    • 7. Làm cỏ và chăm sóc

I. Thông tin khoa học

  • Tên tiếng Việt: Gừng, Khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao)
  • Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe
  • Họ: Zingiberaceae (Gừng)

I. Thông tin khoa học 1

Mô tả cây

  • Gừng là một loại thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6-1m. thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhánh l
  • Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, rộng chừng 2cm, mặt bong nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm.
  • Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài gừng trồng ít ra hoa
  • Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng
  • Mùa hoa quả: Tháng 5-8.

Công dụng

Chữa đau bụng, ỉa chảy, dễ tiêu, tê thấp, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa, bụng đầy trướng (Thân rễ sắc uống). Vỏ củ chữa phù thũng. Củ gừng còn phối hợp với các vị thuốc khác chữa trúng phong.

Xem thêm: Gừng Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình

Kỹ thuật trồng gừng

1. Lựa chọn vùng trồng

Chọn đất hàm lượng mùn cao, tơi xốp, tầng đất dày, ít đá lẫn, có khả năng giữ và thoát nước tốt, có độ ẩm trong suốt thời gian cây sinh trưởng. Nên chọn loại đất thịt tơi xốp hoặc đất pha cát. Tránh chọn vùng đất cát và đất sét.

  • Đất có pH = 4-5,5 nhưng thích hợp nhất là pH = 5,5-7.
  • Có thể trồng Gừng dưới tán cây, độ che phủ dưới 50%, Gừng sẽ phát triển tốt với độ che phủ từ 20- 30%.

2. Thời vụ trồng

  • Ở miền Bắc, Gừng được trồng vào cuối vụ Xuân (tháng 2-4).
  • Ở miền Nam, trồng vào đầu mùa mưa.
  • Thời gian sinh trưởng từ 9-10 tháng (tuỳ giống).

3. Kỹ thuật sản xuất giống

Chuẩn bị giống

  • Gừng làm giống phải để già, trên 10 tháng tuổi, không bị bệnh;
  • Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, không dùng dao cắt nhằm tránh lây lan mầm bệnh. Phần cắt nên chấm bột xi măng hoặc tro bếp ngay để hãm
    nhựa;
  • Sau bẻ hom 4-6 tiếng, xếp đều trên khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Khoảng 2- 3 ngày sau,
    dùng rơm mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần;
  • Sau 10-15 ngày, các hom Gừng đã nhú mắt, có thể đem trồng.

3. Kỹ thuật sản xuất giống 1

Lượng giống cần chuẩn bị: từ 2.500-3.000kg/ ha (1kg Gừng giống có thể cho 15-20 hom)

Tiêu chuẩn củ giống

  • Chọn củ giống có đường kính >1,5cm, tươi, không sâu thối, có 1-3 mắt;
  • Khi bẻ ra thì thấy bên trong ruột của củ Gừng có màu vàng. Phía trên đỉnh sinh trưởng eo thắt lại (Điều này cho thấy Gừng đã già và phần thân tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân đạp).

4. Kỹ thuật làm đất

  • Thu gom cỏ dại và dọn vệ sinh đất trồng
  • Cày phơi ải đất để tạo độ tơi xốp và diệt mầm bệnh trong đất
  • Có thể dùng vôi bột để khử chua, khử khuẩn và nấm bệnh (50-60kg vôi bột/ 1000m2), rắc đều mặt luống trước khi bón các loại phân khác 1 tuần
  • Đất bằng nên đánh luống rộng 120-150cm, cao 35-40cm
  • Đất dốc nên rạch hàng cách hàng 40-50cm, hốc cách hốc 20-25cm, hốc sâu 25-30cm, cho phân vào hố và lấp qua một lớp đất mỏng.

5. Kỹ thuật trồng

  • Đặt củ giống vào hốc, mỗi hốc đặt từ 1-2 hom, cách mặt luống khoảng 15-20cm và lấp lớp đất nhỏ và tơi xốp lên củ Gừng cho đến khi bằng mặt luống rồi ấn nhẹ tay để đất tiếp xúc tốt với củ.
  • Gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ nằm ngang hoặc xuôi theo hàng trồng để chồi dễ phát triển.
  • Sau khi trồng phủ lá cây, rơm rạ lên mặt luống để tạo độ ẩm cho đất và bổ sung phân hữu cơ hoai mục.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục.

Lượng phân: 3 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục dùng cho 1000m2 ruộng.

  • Bón lót 2/3 số phân trên trước khi trồng.
  • Số còn lại bón thúc kết hợp làm cỏ vun gốc khi Gừng từ 60-90 ngày tuổi.
  • Nên bổ sung chế phẩm sinh học EM (vi sinh vật có ích) cho đất nhằm thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cho Gừng, phân giải các chất khó tan trong đất, giúp Gừng phát triển tốt và phòng ngừa nấm bệnh.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Nên sử dụng phân chuồng, phân gia súc có nguồn gốc tự nhiên để tránh tình trạng tồn dư tạp chất như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm

7. Làm cỏ và chăm sóc

Sau khi trồng 2 tuần thì Gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc nào không mọc thì trồng dặm thêm để Gừng mọc đều.

Tiến hành làm cỏ dại bằng tay, vun gốc ở các giai đoạn Gừng 30-60 ngày tuổi, 60-120 ngày tuổi và 120-150 ngày tuổi. Khi thấy cỏ dại mọc lấn át thì phải làm sạch và lấp đất quanh gốc Gừng.

  • Không làm cỏ trong các đợt nắng nóng kéo dài. Khi nhổ cỏ tránh làm đứt rễ Gừng, nếu làm đứt rễ thì cây sẽ có hiện tượng lá vàng và chết dần.

==> Đặc tính Gừng là “ăn nổi” nên cần vun gốc hoặc phủ rơm rạ, guồng guột sau trồng sẽ giúp giữ ẩm đất, giảm cỏ dại phát triển và làm tăng thêm diện tích cho các nhánh Gừng phát triển.

Sâu bệnh

Sâu đục thân

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất Gừng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Cày ải và phơi đất trước khi trồng;
  • Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xua đuổi các loại côn trùng;
  • Ngoài ra có thể sử dụng các loại vi sinh vật có lợi, các nấm đối kháng để xua đuổi và gây bệnh cho sâu hại.

Bệnh thối vàng, cháy lá

Bệnh do nấm Fusarium gây nên; Thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá, thường gọi là bệnh cháy lá.

Do bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

  • Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);
  • Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nước tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở nơi
    không bị ngập úng.
  • Khi thấy Gừng bị nhiễm bệnh cần khoanh vùng và loại bỏ những cây bị bệnh, rắc vôi trên diện tích bị bệnh để tránh lây lan ra diện tích rộng.

7. Làm cỏ và chăm sóc 1

Thu hoạch gừng của người nông dân

Xem thêm: Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng

Tác giả: Lê Đào - 11/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: gừng

Bài viết liên quan

  • Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ

  • Bổ sung một loài cây thuốc mới Canna warszewiczii A. Dietr. – cho hệ thực vật Việt Nam

  • Kĩ thuật trồng mật nhân đơn giản nhất

  • Trồng cây dược liệu quý, cách làm giàu cho người nông dân

  • Cách trồng cây cà gai leo hiệu quả cao

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑