Theo y học cổ truyền, nghệ đen ngâm rượu là dược liệu phổ biến được nhiều người biết đến đem lại nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy nghệ đen ngâm rượu có tác dụng gì? Cách làm và sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Giới thiệu về nghệ đen
Nghệ đen có tên khoa học là Cucurma Caesia, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Ngoài ra dược liệu còn có tên gọi khác như tam nại, xú thể, ngải xanh, nghệ xanh, bồng nga truật, thanh khương,…). Tên nghệ đen được gọi theo màu sắc của rễ cây, thường rễ sẽ có màu nâu đậm hoặc đen. Dược liệu này phát triển nhiều ở miền Bắc nước ta và vùng Đông Nam Á. Chúng ưa bóng râm, có thể phát triển ở những vùng đất đồng bằng hoặc rừng núi.
Cây nghệ đen thuộc dạng thân thảo, thân cây mọc thẳng cao trung bình 1,5m. Lá cây có màu xanh nhạt, gân lá có màu tía, dài từ 30-60 cm, rộng từ 7-8 cm. Hoa của cây mọc thành cụm, mọc từ rễ lên, dài khoảng 1,5 cm, có màu vàng. Khi cây trưởng thành, rễ cây sẽ phát triển thành củ. Củ nghệ đen có hình nón, phân chia thành nhiều củ nhỏ, thịt của củ nghệ đen thường có màu ngả tím hoặc xanh thẫm.
Vào tháng 11-12 hàng năm, củ nghệ sẽ được thu hoạch và được sử dụng để làm thành dược liệu trong các bài thuốc. Sau khi thu hái về, củ nghệ sẽ được sơ chế sạch sẽ đất cát, cắt bỏ những phần rễ con. Nghệ đen sẽ được đem đi luộc chín rồi cắt thành những lát mỏng, phơi khô dưới ánh mặt trời. Sau khi bào chế, nghệ đen cần được bảo quản trong hộp đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Nghệ đen trị bệnh gì?
Tác dụng của nghệ đen ngâm rượu
Theo đông y, nghệ đen có vị cay đắng, tính ôn, không chứa độc có tác dụng phá huyết, khí trệ, trừng hà, trị ứ kinh, hành khí, tiêu tích do chấn thương và hóa thực. Còn với y học hiện đại, trong nghệ đen có chứa nhiều hoạt chất như Curcumin; Curzerenone 44,93%; 1-1,5% tinh dầu; Axit và phenol; Difurocumenone; Secquitecpen; Isocurcurmenole… cùng một số protein, vitamin, chất xơ cần thiết khác.
Với những thành phần trên, nghệ đen ngâm rượu đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người như:
Giảm đau, giảm viêm
Thành phần curcumin trong nghệ đen có tính chống viêm và kháng oxy hóa giúp làm giảm đau viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm xoang, viêm khớp, thoái hóa khớp, tiểu đường và ung thư.
Mặt khác, hoạt chất chống viêm này còn giúp ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến tim mạch, phòng lão hóa.
Giảm đường huyết
Nghiên cứu chỉ ra rằng curcumin trong nghệ đen làm tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó giảm lượng đường trong máu. Vì thế nghệ đen được nhiều người sử dụng để giảm đường huyết ở người bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, nghệ đen còn tổn hợp cholesterol, cải thiện chức năng gan giúp giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về tim mạch.
Nâng cao sức khỏe
Curcumin trong nghệ đen có khả năng kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể. Chúng còn giúp tăng cường phòng ngừa nhiễm trùng.
Không chỉ vậy, hoạt chất này còn ức chế sự phát triển của gốc tự do, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nghệ đen giúp ổn định và kích thích hệ tiêu hóa, ức chế các tác nhân gây bệnh. Chúng còn được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu,..
Ngoài ra, nghệ đen còn được biết đến với nhiều công dụng khác như chữa ho, giảm thâm sẹo, trị mụn, dạ dày…
Cách làm và sử dụng nghệ đen ngâm rượu
Cách làm nghệ đen ngâm rượu
Chuẩn bị:
- Sử dụng củ nghệ đen già, không bị sâu mọt và hư hỏng.
- Rượu trắng lên men nguyên chất 40 độ.
- Bình thủy tinh có nắp đậy đã được tiệt trùng.
Cách làm như sau:
- Nghệ đem đi sơ chế sạch sẽ, ngâm qua nước muối khoảng 15 phút để đảm bảo an toàn. Sau đó rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
- Bạn có thể cạo vỏ hoặc để vỏ của nghệ đen mang đi ngâm rượu tùy ý.
- Nghệ đen thái mỏng thành lát, đập dập, cho vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu trắng từ từ vào cho đến khi ngập hết nghệ, đậy nắp kín, bảo quản nơi khô thoáng ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sau khi ngâm khoảng 1-2 tháng thì bạn kiểm tra rượu nghệ sáng, có màu tím, không sủi bọt là có thể dùng được.
Cách sử dụng nghệ đen ngâm rượu
- Chỉ sử dụng nghệ đen ngâm rượu khi bạn mắc bệnh, không được lạm dụng.
- Mỗi ngày uống 1-2 ly nhỏ.
Đọc thêm: Cách sử dụng nghệ đen tươi tại nhà
Lưu ý khi sử dụng nghệ đen ngâm rượu
Người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để nghệ đen ngâm rượu đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.
- Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị khí huyết hư, người bị đông máu.
- Không sử dụng rượu bôi vào vết thương hở.
- Rượu nghệ đen có đặc tính tan huyết, không sử dụng cho người rong kinh.
- Người cần phẫu thuật thì không nên sử dụng nghệ đen trước đó khoảng 2 tuần bởi dược liệu có thể làm chậm quá trình đông máu.
- Không sử dụng rượu ngâm nghệ đen khi bụng đói.
- Người đang sử dụng các loại thuốc khác cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng rượu nghệ đen.
- Nghệ đen khi dùng quá liều sẽ gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Vì thế trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?