Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả

Tham vấn chuyên môn: TTND.GS.TS Nguyễn Văn Mùi

Sâm Ngọc Linh là một loại thảo dược quý có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tật. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh được tác dụng của sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng nguồn thảo dược này ngày càng tăng. Đó là lý do sâm bị làm giả tràn lan trên thị trường. Vậy làm cách nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả 1

Mục lục

  • Sơ lược về dược liệu Sâm Ngọc Linh
  • Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả
    • Mùi vị
    • Đặc điểm hình thái
    • Điều kiện sinh trưởng
    • Qua kiểm định hợp chất
    • Giá cả
    • Video phân biệt của chuyên gia
  • Các phương thức làm giả Sâm Ngọc Linh
    • Tam thất hoang
    • Sâm Lai Châu

Sơ lược về dược liệu Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là Sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm,… là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng. Loại sâm quý này được phát hiện ở độ cao từ 1.200m – 1.500m trở lên và đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700 – 2.000m dưới tán rừng già trong vùng núi Ngọc Linh. Chúngthường mọc dưới các tán rừng ẩm, nhiều mùn và độ che phủ trên 80%. Cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm và thích hợp với nhiệt độ mát mẻ (ban ngày từ 20 – 25 độ C và ban đêm từ 15 – 18 độ C).

Nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, đây là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trên thế giới: Sâm Ngọc Linh là thảo dược quý hiếm, cao hơn cả sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc. Theo GS-TS Trần Công Luận, nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP.HCM, đến nay đã xác định sâm Ngọc Linh có 104 hợp chất với 84 hợp chất saponin trong các bộ phận của cây như củ, thân, lá. Con số 52 hợp chất đã công bố trước kia tồn tại gần nửa thế kỷ đã không còn phù hợp.

Phần thân, rễ của Sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết. Và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Trong khi đó – sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin các loại.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng giúp: kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxy hóa, tăng cường chức năng gan, giảm mỡ máu, giảm đường huyết, tăng cường sức đề kháng, phòng chống các loại ung thư.

Trong núi Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh bị khai thác gần như quá mức dẫn đến số lượng sâm trong tự nhiên còn rất ít. Hiện nay, bà con vùng dân tộc thiểu số tự nhiên đã tiến hành trồng mới sâm với diện tích lớn nhằm bảo tồn loài cây quý hiếm này. Điều này cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó phát triển kinh tế bền vững và lâu dài cho hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả

Phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả 1

Dưới đây là một số cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả, bạn có thể tham khảo:

Mùi vị

Có một câu nói để miêu tả vị của sâm Ngọc Linh thật đó là “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ”. Tức là, khi nếm sâm Ngọc Linh có vị đắng gắt, dư vị ngọt, thanh và không có xơ, dư vị lâu, khi nhai thấy chắc sâm, giòn và càng ăn càng ngọt.

Sâm Ngọc Linh tươi có mùi vị rất khó tả, nó khác hoàn toàn so với sâm giả. Khi ăn sâm Ngọc Linh giả sẽ có vị đắng gắt khó chịu, không có mùi thơm của sâm. Khi nhai thấy rất cứng, dai, xơ, vị ngái và nóng rát ở cổ.

Mùi vị 1

Đặc điểm hình thái

Để phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả, người dùng có thể phân biệt qua đặc điểm hình thái như sau:

Đặc điểm Sâm Ngọc Linh thật Sâm Ngọc Linh giả
  Lá Lá nhỏ, mỏng, mềm và mọc ở đỉnh của thân. Lá to, bề ngang rộng và dày.
Lá có dạng lá kép chân vịt và thường có từ 3 đến 5 lá kép. Bề mặt phía sau của lá có ít lông hơn so với sâm Ngọc Linh thật.
Ở mép lá có răng cưa rất nhỏ và đều. Mép lá có răng cưa sâu.
Thân rễ và rễ củ Có các mắt trên thân mọc không thẳng hàng nhau. Các mắt mọc không tròn hẳn và lõm vào thân. Vỏ củ sâm sần sùi, các mắt hình tròn, lõm và mắt mọc thẳng hàng.
Vỏ củ sâm rất mỏng, nhẵn và không xù xì.
Khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc xanh xám.

Đặc điểm hình thái 1

Đặc điểm Sâm Ngọc Linh thật Sâm Ngọc Linh giả
Cấu trúc đốt mắt Có nhiều rễ bám, khoảng cách mắt so le nhau và mọc không đều. Khoảng cách mắt đều và mọc thẳng hàng,.

Đặc điểm hình thái 2

Đặc điểm Sâm Ngọc Linh thật Sâm Ngọc Linh giả
Khối lượng Cầm chắc tay, củ tuy bé nhưng rất nặng. Cầm có cảm giác rỗng bên trong, củ to nhưng rất nhẹ.

Điều kiện sinh trưởng

Sâm Ngọc Linh là một cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ, mọc tập trung thành từng đám hoặc từng vùng nhỏ. Bề mặt vỏ củ sâm Ngọc Linh xù xì, xấu xí, thô ráp do trong điều kiện sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên. Trong khi đó, sâm giả lớp vỏ ngoài có độ bóng mượt, ít sần sùi.

Điều kiện sinh trưởng 1

Qua kiểm định hợp chất

Cách chính xác nhất để biết sâm Ngọc Linh thật hay giả là dựa vào kiểm định hợp chất. Người dùng phải đem mẫu dược liệu tới các trung tâm uy tín, có khả năng kiểm định chuyên sâu thì mới có thể xác định được hợp chất đặc trưng để nhận định chính xác sâm Ngọc Linh thật.

Cụ thể, việc xác định sẽ dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để định tính hợp chất Saponin có trong sâm. Sau đó tiến hành xác định từng loại Saponin thông qua phương pháp định tính Saponin toàn phần bằng Thin Layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng). Từ đó mới đưa ra được kết luận rằng mẫu dược liệu có phải sâm Ngọc Linh thật hay không.

Nếu trong kết quả kiểm tra, mẫu thử có đầy đủ các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 với tỷ lệ nằm trong khoảng tham chiếu. Đặc biệt là có tồn tại hợp chất Majonoside R2 thì mẫu thử chính là sâm Ngọc Linh thật. 

Các loại sâm Ngọc Linh giả thường cũng chứa các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 nhưng hàm lượng sẽ ít hơn và hoàn toàn không chứa hợp chất Majonoside R2 (MR2).

Giá cả

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả qua giá cả. Nếu người bán báo giá rẻ thì hãy nghi ngờ và xác minh lại trước khi mua để tránh tiền mất tật mang. Bởi sâm Ngọc Linh rừng khá hiếm nên giá sẽ cao gấp 2 đến 3 lần sâm trồng loại cùng trọng lượng.

Video phân biệt của chuyên gia

Các phương thức làm giả Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh thường được làm giả bằng các loại dược liệu khác như:

Tam thất hoang

Tam thất hoang 1

Tam thất hoang hay còn gọi là Sâm Vũ Diệp thường phân bố nhiều ở phía Bắc ở Việt Nam, đặc biệt ở Lào Cao và Nam Trung Quốc. Khi thái lát bạn sẽ thấy tiết nhựa ở vết cắt, lõi màu trắng. Vị rất đắng, có mùi hăng không có hậu ngọt và rất ngái. Nhai thấy xơ, xốp và ngứa ở họng.

Sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu 1

Sâm Lai Châu là loại sâm đặc hữu, phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và giáp ranh, huyện Mường Tè (Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ) giáp biên với Trung Quốc. Ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng trồng rất nhiều loại sâm này.

Thương lái thường mua sâm được trồng bên Trung Quốc về để làm giả sâm Ngọc Linh. Sâm Lai Châu cũng có vị đắng, sau đó có hậu ngọt. Tuy nhiên, không đắng và thơm như sâm Ngọc Linh. Điều này khiến nhiều người dùng sâm rất khó để phân biệt.

Ngoài ra còn một số loại như củ tam thất, điền trúc, củ đan thạch thường bị dùng làm giả sâm Ngọc Linh vì có ngoại hình khá tương đồng.

Việc sử dụng sâm Ngọc Linh giả không mang lại lợi ích sức khỏe mà còn có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận và hệ tiêu hóa. Các chất hóa học hoặc dược liệu không rõ nguồn gốc có trong sâm giả có thể gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người dùng. Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên mua sâm Ngọc Linh từ các nguồn uy tín và có giấy chứng nhận chất lượng rõ ràng.

Tác giả: Nguyễn Trang - 07/08/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: sâm ngọc linh

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm ngọc linh chuẩn

  • Tác dụng của sâm ngọc linh ngâm mật ong như thế nào?

  • Điểm danh những dược liệu mang tên “Sâm”

  • Cách trồng sâm ngọc linh cho chất lượng tốt và năng suất cao

  • Tác dụng tuyệt vời của sâm Ngọc Linh – sâm tốt nhất thế giới

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑