Nhân sâm được biết đến là dược liệu quý bởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhân sâm chứa thành phần chính là saponin có tác dụng giải độc, chống viêm, chống oxy hóa, bồi bổ cơ thể, an thần, tăng cường sức khỏe. Thực tế chúng ta có rất nhiều vị thuốc có tên “Sâm”. Vậy những vị thuốc này có tác dụng như thế nào? Tra cứu dược liệu sẽ giới thiệu đến bạn ngay dưới đây.
1. Sâm ngọc linh
Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin – là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng Việt: Sâm K5, Sâm Ngọc Linh, Thuốc giấu, Nhân sâm Việt Nam
- Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv.
- Họ: Araliaceae (Nhân sâm)
Công dụng:
Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục
Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của sâm Ngọc Linh sâm tốt nhất thế giới
2. Sâm bố chính
Sâm Bố chính là loài sâm hoang dã, bản địa của Việt Nam được tìm thấy ở huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình khoảng 300 năm về trước. Ngày nay loài thực vật này chủ yếu phân bố ở các tỉnh nam trung bộ và Tây Nguyên như Phú Yên, Bình Định, Gia Lai.
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng Việt: Sâm thổ hào, Sâm báo, Nhân sâm Phú Yên
- Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.
- Họ: Bông (Malvaceae)
Công dụng:
Chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm.
3. Sâm đại hành
Tên sâm đại hành là do củ của vị thuốc rất giống với củ hành, người dân thường dùng củ để làm thuốc bồi bổ cơ thể nên được gọi là sâm. Sâm đại hành thường mọc hoang ở các sườn đồi, bìa rừng hoặc dưới tán rừng. Cây còn được trồng để lấy củ làm thuốc ở nhiều nơi như: Hòa Bình, Hà Tây, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh …
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng Việt: Sâm đại hành, Tỏi lào, Tỏi đỏ, Hành đỏ, Sâm cau, Phong nhan, Hom búa lượt (Thái)
- Tên khoa học: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.
- Họ: Iridaceae (Lay ơn)
Công dụng:
Cầm máu, viêm họng, chốc lở, bệnh vàng da (Thân hành). Còn dùng làm thuốc bổ máu.
4. Sâm cau
Sâm cau sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng. Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rễ của cây Sâm Cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, được ví như là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng Việt: Sâm cau, Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Sâm đỏ, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao)
- Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
- Họ: Hypoxidaceae (Sâm cau)
Công dụng:
Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục (Rễ sắc uống).
Xem thêm: Cách chọn sâm cau tươi để ngâm rượu
5. Đảng sâm
Đảng sâm là rễ phơi khô của nhiều loài thuộc chi Codonopsis. Tên Đảng sâm nguyên là do vị thuốc giống như Sâm được sản xuất ở huyện Thượng Đảng (Trung Quốc). Tại Việt Nam thảo dược quý này được phát hiện vào khoảng năm 1961 – 1985. Đảng sâm có mặt tại nhiều vùng núi phía Bắc nước ta như: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn. Và khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Nam.
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng việt: Đảng sâm, Ngân đằng, Cây đùi gà, Rầy cáy, Co nhả dòi (Tày), Cang hô (Hmông)
- Tên khoa học: Codonopsis sp.
- Họ: Campanulaceae (Hoa chuông)
Công dụng:
Thuốc bổ. Chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận; mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa, đại tiện lỏng, chân phù đau (Rễ).
6. Cát sâm
Cát sâm tên gọi khác là sâm nam, sâm chèo mèo, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự…. Cát là sắn, vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bổ do đó có tên gọi là cát sâm. Cát sâm mọc hoang dại ở những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình.
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng Việt: Cát sâm, Hồng sâm, Sâm nam, Sâm chèo mèo, Sâm trâu, Cát muộn, Hang chởn (Tày)
- Tên khoa học: Millettia speciosa Champ. ex Benth.
- Họ: Fabaceae (Đậu)
Công dụng:
Thuốc bổ mát, chống suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, sốt về chiều, bí đái, nhức đầu (Rễ sắc hoặc tán bột uống).
7. Đan sâm
Đan sâm là một loài thực vật sống lâu năm trong chi Salvia, được đánh giá cao do rễ của nó được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Là loài bản địa của cả Trung Quốc và Nhật Bản, nó sinh sống tại các khu vực có độ cao từ 90 tới 1.200 m trên mực nước biển, ưa các môi trường nhiều cỏ trong rừng, sườn núi, dọc các bờ suối. Vỏ ngoài của rễ cái có màu đỏ, là phần được sử dụng trong y học. Phần tên gọi cho loài miltiorrhiza có nghĩa là “nước màu đỏ chiết ra từ rễ”.
Thông tin mô tả:
- Tên tiếng việt: Đan sâm, Tử sâm, Xích sâm, Huyết sâm, Đơn sâm
- Tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge
- Họ: Lamiaceae (Bạc hà)
Công dụng:
thuốc bổ máu, giảm đau, gầy yếu, điều kinh, sưng khớp, phong thấp, viêm gan mạn, ghẻ lở, ung nhọt (Củ).
Xem thêm: Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà