Xu hướng dân số giảm, chênh lệch mức sinh giữa các vùng, mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số nhanh, chất lượng dân số thấp, đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của đất nước. Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ra Nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới, đề ra nhiều điểm mới, tạo bước ngoặt lịch sử cho chính sách dân số của nước ta. Đó là chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, phân bổ dân số hợp lý và đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số, trong đó có người cao tuổi.
Hơn nửa thế kỷ qua, chính sách dân số của Việt Nam luôn là một dòng chảy liên tục, là mục tiêu quan trọng trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 04 (năm 1993) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nhấn mạnh: “Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội”. Đến nay, với dân số trên 94 triệu người, Việt Nam đang có mức tăng quy mô dân số thấp nhất trong 15 năm qua, trong khi tỷ lệ sinh đang tiếp tục giảm và ổn định. Đây là một thành tựu lớn của chính sách dân số hợp lý mà chúng ta đã thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, bức tranh dân số đang đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có sự đổi mới về nhận thức và phương pháp hành động.
Công tác chăm sóc dược liệu tại vùng dược liệu sạch (Nguồn: Tuệ Linh)
Từ yêu cầu thực tiễn, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TƯ về công tác dân số trong tình hình mới, với quan điểm mang tính “Cách mạng” trong chính sách dân số: Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người… góp phần phát triển đất nước bền vững. Trung ương tiếp tục khẳng ở định chiến lược dân số là một bộ – phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển; đầu tư cho Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao không chỉ cho trước mắt mà còn cho bền vững, lâu dài.
Muốn vậy, công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bổ, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu Cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Một vấn đề mới là “nới” chính sách sinh con. Từ hơn 55 năm qua, với chính sách sinh đẻ có kế hoạch, mục tiêu giảm sinh đã đạt được vững chắc. Số Con trung bình của một phụ nữ 1 trong độ tuổi sinh đẻ từ 6,3 con vào năm 1961 đã giảm xuống 2,09 1 con vào năm 2006 và duy trì mức g sinh thay thế như hiện nay, trung 5 bình 21 Con/phụ nữ. Nhìn tổng a thể về quy mô dân số, Việt Nam CÓ 1 thể yên tâm với việc đạt mức sinh thay thế hiện tại.
Tuy nhiên, sự 1 chênh lệch mức sinh giữa các g vùng, miền rất lớn dẫn đến nhiều 3 nghịch cảnh, tại những địa – phương nghèo, mức sống thấp, thường mức sinh lại cao. Ngược lại, nơi có mức sống cao thì mức sinh rất thấp, dưới mức sinh thay thế. Và, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới là xã hội càng phát triển thì mức sinh càng thấp. Hiện nay nhiều nước đang phải vật lộn đối phó với tình trạng người dân“lười” đẻ, mức sinh quá thấp. Bởi trong tương lai dân số giảm kéo theo già hóa dân số, thiếu lực lượng lao động… sẽ rất trầm trọng. Do vậy, thay vì khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 – 2 con”, lần đầu tiên Việt Nam đã “nới” chính sách sinh con, vận động mỗi gia đình sinh đủ 2 con, và đồng thời cũng vận động mỗi gia đình không sinh quá 2 con.
Vùng nguyên liệu đạt GACP của công ty Tuệ Linh
Một vấn đề quan trọng của chất lượng dân số là sự phản ảnh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chỉ số phát triển và cả tình trạng sức khỏe, tính năng động, hiệu quả của toàn bộ dân số đối với Công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Do vậy, chính sách dân số phải đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với việc thực thi nghiêm kỷ cương, luật pháp; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó đặc biệt là dịch vụ y tế, điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Riêng đối với người cao tuổi, hiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 73,4 tuổi, nhưng tuổi khỏe mạnh chỉ đạt 64, như vậy mỗi người có đến 10 năm cuối đời sống không khỏe. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi, chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn, 70% người cao tuổi không có lương hưu, không có bảo hiểm ytế. Nghị quyết 21 của Trung ương | Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, | tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, thời gian sống khỏe mạnh trên 68 năm, | 100% người cao tuổi có bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám chữa bệnh tại gia đình, cộng đồng và chăm sóc tập trung.
Để thực hiện đồng bộ các yêu cầu trên, Có chủ trương đẩy mạnh phát triển Dược liệu sạch, tập trung sản xuất đủ thuốc Đông y cổ truyền có chất lượng cao, gắn kết một cách khoa học với y học hiện đại, đang được lớp người cao tuổi mong đợi và coi là thần dược” để tăng tuổi thọ khỏe mạnh, để được sống lâu nhưng không già, không bệnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số vàng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.
Nguyễn Anh Liên
Cố Vấn Hiệp hội Dược liệu Việt Nam – Báo Cây thuốc quý 03/2018