Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid diễn biến hết sức phức tạp, do vậy mỗi người dân và toàn thể xã hội cần nghiêm túc phòng và chống dịch. Hỗ trợ và giảm tải cho các bệnh viện, cơ sở y tế, vào ngày 17/3/2020 Bộ Y tế vừa có công văn 1306/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; bệnh viện y học cổ truyền; khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền… về việc tăng cường phòng, chống viêm đường hô hấp cấp SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.
Mục lục
1. Tình hình dịch bệnh Covid – 19
Đợt bùng phát dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, vào khoảng đầu tháng 1 năm 2020. Sau đó, virus này đã lan sang các tỉnh khác của Trung Quốc đại lục và các quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2020, toàn thế giới đã có hơn 83.000 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, 2.872 người tử vong, 36.731 người đã được chữa khỏi. Các ca bệnh bên ngoài Trung Quốc đã có mặt ở 57 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch đang có dấu hiệu bùng phát mạnh bên ngoài Trung Quốc đại lục, tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Ý.
Tại Việt Nam, tính đến 22h30 ngày 31/12/2020, Việt Nam đã ghi nhận tất cả 1.456 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 (COVID-19) và đã có 35 trường hợp tử vong do nhiễm nhiều bệnh nền và có liên quan đến COVID-19, trong đó có 1.323 ca nhiễm đã được chữa khỏi.
Triệu chứng của bệnh
- Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%.
- X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi.
- Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho).
Biện pháp phòng tránh
Làm tốt việc bảo vệ bản thân bao gồm: giữ gìn vệ sinh tay và đường hô hấp cơ bản (không sờ tay lên mắt, mũi, miệng), kiên trì thói quen ăn uống an toàn, làm hết sức khả năng tránh khỏi tiếp xúc thân mật với bất kì người nào có biểu hiện bệnh về đường hô hấp (như ho và hắt hơi).
Đường hô hấp dễ tổn thương khi lạnh, do đó trong thực hành y học dân tộc người ta dùng gừng, trà gừng giữ ấm họng và cổ.
Thực hiện thông điệp 5K của bộ Y tế
- Khẩu trang
- Khoảng cách
- Không tụ tập
- Khử khuẩn
- Khai báo y tế
2. Tăng cường phòng, chống bệnh dịch COVID-19 bằng thuốc và các phương pháp YHCT
Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19, đồng thời phát huy thế mạnh của y học cổ truyền trong việc phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung sau:
– Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra;
– Chủ động phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan liên quan trong việc phòng, chống COVID-19 do SAR-Cov-2 gây ra và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh;
– Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các biện pháp cách ly, các hướng dẫn và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 gây ra và các văn bản hướng dẫn liên quan khác do Bộ Y tế ban hành; thường xuyên cập nhật thông tin về dịch, bệnh;
– Lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 (nếu có).
– Các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền phải: Đảm bảo chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, nguồn cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng do SAR-Cov-2 gây ra.
3. Phương pháp xông thảo dược
Phương pháp nồi xông thảo dược đã được dân gian áp dụng lâu đời để diệt virus, chữa cảm mạo giai đoạn đầu. Tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Các loại lá để nấu nồi nước xông thường có mùi thơm, xông khoảng 10-20 phút, sau đó uống một cốc nước nóng.
Các loại lá để nấu nồi nước xông thường có mùi thơm, lá tươi thì tốt hơn. Thường dùng lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Mỗi lần dùng 5-10 loại lá tùy điều kiện, tổng lượng khoảng 600-1.000 g.
Lá rửa sạch, cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước. Dùng lá chuối tươi phủ kín miệng nồi trước khi đậy nắp, cần thiết thì dùng vật nặng đè lên nắp nồi để giữ hơi. Đun sôi khoảng 10 phút. Đặt nồi xông ở nơi thật kín gió, mang theo khăn sạch, đũa.
Cách xông
- Cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người và nồi xông. Nồi xông đặt trước mặt người xông.
- Đầu ngẩng và nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt.
- Dùng đũa mở nồi nước từ từ cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Có thể dùng đũa vạch lá cho hơi thoát ra.
- Khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông. Thời gian xông thường 10-20 phút.
- Lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, mặc quần áo sạch.
- Uống một cốc nước (trà, đường, chanh…) nóng.
Một số điều cần lưu ý
- Liệu pháp này không áp dụng cho người đã ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người không điều khiển được hành vi của mình như già yếu, lú lẫn, người bệnh Parkinson…
- Không dùng cho những người đang bệnh nặng, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.
Sử dụng tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh được biết là có đặc tính kháng nấm, diệt côn trùng, khử trùng và chống viêm. Sả có thể ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm men, và nó có chứa các đặc tính chống oxy hóa.
Sả chanh giúp khử mùi và làm sạch tự nhiên:
Làm mát không khí tự nhiên và an toàn. Bạn có thể thêm dầu vào nước và sử dụng dưới dạng phun sương hoặc sử dụng máy khuếch tán hoặc máy xông tinh dầu. Bằng cách thêm các loại tinh dầu khác, như hoa oải hương hoặc dầu cây trà, bạn có thể tùy chỉnh hương thơm tự nhiên của riêng mình.
Giảm căng thẳng và lo âu:
Sả là một trong những loại tinh dầu có tác dụng trị lo âu. Tinh dầu sả chanh có tác dụng làm dịu và có mùi dịu nhẹ giúp giảm bớt lo lắng.
Tiêu diệt và ngăn ngừa virus:
Dầu sả có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn với các đặc tính kháng khuẩn và trị liệu. Nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra rằng dầu có thể làm giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Cách sử dụng sả để xông hơi massage
- Sả rửa sạch đem cắt khúc và đập dập. Sau đó cho sả vào nồi đổ ngập nước khoảng 2 – 3cm và đun sôi. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và để trong nổi thêm 5 phút. (Hoặc bạn dùng thay thế 3-5ml tinh dầu sả chanh).
- Chanh cắt thành lát mỏng, để vào chậu nước cho thêm nhúm muối và đổ phần nước sả vào.
- Sau đó, có thể tiến hành xông hơi da mặt nhưng cần phải lưu ý khoảng cách giữa nồi xông với mặt để tránh bị bỏng da mặt. Sau khi xông hơi xong thì rửa lại mặt bằng nước lạnh và thấm khô bằng khăn ẩm.
- Nên xông thường xuyên 2-3 lần/ tuần.