Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở người già. Vì vậy, các phương pháp điều trị bệnh, trong đó cách dùng các cây thuốc nam được rất nhiều người lựa chọn. Có những cây thuốc nam nào trị tiểu đường hiệu quả? Khám phá ngay tác dụng bất ngờ của chúng trong bài viết dưới đây!
Mục lục
- 1. Trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây mật nhân
- 2. Chữa tiểu đường hiệu quả nhờ cây chó đẻ răng cưa
- 3. Dây thìa canh – cây thuốc nam trị tiểu đường nổi tiếng
- 4. Trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây giảo cổ lam
- 5. Cây nha đam rất tốt cho người bị tiểu đường
- 6. Giảm tiểu đường nhờ cây me rừng
- 7. Trị tiểu đường nhờ cây cỏ ngọt
- 8. Cây chè xanh giúp trị tiểu đường hiệu quả
- 9. Khỏi tiểu đường nhờ cây mướp đắng
- 10. Trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây dây bát
- 11. Giải pháp trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây sa kê
1. Trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây mật nhân
Cây đầu tiên trong danh sách những cây thuốc nam chữa tiểu đường hiệu quả là cây mật nhân.
Theo nghiên cứu, loại cây này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu glucose trong ruột vào máu nên giúp ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng độ nhạy của insulin, kích thích tế bào beta của tuyến tụy tăng sản sinh insulin từ đó giúp giảm nồng độ đường trong máu.
Xem thêm về: Tác dụng của cây mật nhân với bệnh tiểu đường
– Cách dùng cây mật nhân cho những người bị tiểu đường như sau:
- Chuẩn bị: 30 – 50g cây mật nhân thái lát, phơi khô, hạ thổ.
- Thực hiện: nguyên liệu trên cho vào nồi đun với 2000ml còn 500ml thì uống trong ngày. Người bị tiểu đường nên chia làm 3 lần uống thay nước lọc hàng ngày.
Cây thuốc có vị đắng nên người dùng có thể thêm mật ong, đường hoặc sữa cho dễ uống.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Thận trọng khi đang dùng thuốc tây để trị tiểu đường.
2. Chữa tiểu đường hiệu quả nhờ cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa (hay diệp hạ châu) là một trong những cây thuốc nam chữa nhiều bệnh lý của cơ thể, trong đó nổi bật là trị tiểu đường.
Trong loại cây này có chứa nhiều hoạt chất như tanin, flavonoid, lignan… Chúng có tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
Ngoài ra, diệp hạ châu còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, nên giúp duy trì cân nặng, tốt cho người bị tiểu đường. Bởi béo phì là một yếu tố hay đi cùng với bệnh tiểu đường và có liên quan tới tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Cây chó đẻ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không ngờ
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 10 – 15g diệp hạ châu, 10 – 15g cam thảo.
- Thực hiện: nguyên liệu trên rửa sạch, đem nấu với nước khoảng 15 phút rồi uống, người bị tiểu đường nên kiên trì sử dụng trong khoảng 10 ngày.
– Lưu ý khi sử dụng như sau:
- Phụ nữ có thai không dùng cây chó đẻ.
- Không uống quá liều lượng hay thời gian được hướng dẫn.
Hỏi đáp: Có nên uống cây chó đẻ hằng ngày để phòng bệnh?
3. Dây thìa canh – cây thuốc nam trị tiểu đường nổi tiếng
Dây thìa canh là một cây thuốc nam giúp trị tiểu đường nổi tiếng đã được người dân sử dụng từ lâu. Ngày nay, nó đã được nghiên cứu và bào chế thành những viên uống rất tốt cho người bị tiểu đường.
Theo nghiên cứu, dây thìa canh có chứa hoạt chất acid gymnermic (GS4) có tác dụng kích thích sản xuất, tái tạo tế bào tuyến tụy nên giúp tăng sinh, tăng hoạt lực của insulin. Từ đó mà đường huyết được cân bằng tự nhiên. Hoạt chất này còn có tác dụng ức chế glucose ở đường ruột nên giúp duy trì đường huyết ổn định hơn.
Bên cạnh đó, diệp hạ châu còn tăng thải cholesterol giúp giảm mỡ máu nên có khả năng ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Ngoài ra, trong dây thìa canh còn chứa peptide gumarin. Khi ăn hoặc nhai cây tươi, hoạt chất này giảm hấp thu đường glucose ở lưỡi.
– Cách dùng dây thìa canh đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 50g dây thìa canh.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem nấu với 1,5 lít nước, khi sôi đun trong khoảng 15 phút, chia đều thành 3 lần uống trong ngày. Người bị tiểu đường nên uống trước bữa ăn 15 – 20 phút để hạ huyết áp tốt nhất.
– Có một số lưu ý khi dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường như sau:
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
- Chú ý khi đang dùng thuốc tây chữa bệnh.
- Khi dùng dây thìa canh nên kiêng đồ ăn cay nóng, sống lạnh, hay các chất béo ngọt quá mức, chất kích thích…
Tham khảo thêm: Những cây thuốc nam có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
4. Trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây giảo cổ lam
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy cây giảo cổ lam mang lại nhiều tác dụng tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Giảo cổ lam 5 lá – khắc tinh của bệnh tiểu đường
Trà giảo cổ lam đã được chứng minh có khả năng giảm đường huyết hiệu quả. Tác dụng này là do hoạt chất phanosid có trong cây giúp ổn định đường huyết bằng cách tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin và kích thích tuyến tụy tiết insulin giúp hạ nồng độ đường trong máu.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 5 – 10g giảo cổ lam khô.
- Thực hiện: nguyên liệu đem hãm với nước sôi trong 5 – 10 phút. Người bị tiểu đường sắc uống ngày 2 – 3 lần, chỉ uống trong ngày, không để qua đêm.
– Nếu dùng giảo cổ lam trị tiểu đường cần lưu ý những thông tin sau:
- Nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng, hạn chế uống buổi tối do nó kích thích thần kinh, gây khó ngủ.
- Không nên uống quá 60g dược liệu khô mỗi ngày.
- Không nên dùng cho người bị sỏi thận, thận hư, máu khó đông.
- Người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp nên uống sau khi đã ăn no.
5. Cây nha đam rất tốt cho người bị tiểu đường
Nha đam không chỉ là một cây giúp chăm sóc làn da đẹp, rạng ngời mà nó còn là cây thuốc nam hỗ trợ hạ đường huyết rất tốt.
Nghiên cứu cho thấy, dùng nha đam theo đường uống có thể kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Tác dụng này có được là nhờ 75 chất có trong nha đam như vitamin, ligan, acid amin, enzyme…
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 1 lá nha đam lớn.
- Thực hiện: lấy phần gel bên trong của nha đam cho vào cốc, thêm chút nước sôi, khuấy đều. Bạn có thể thêm mật ong hoặc ít đá tùy thích. Hoặc bạn cũng có thể ép lấy nước nha đam uống trong ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Mủ trong phần lá của cây nha đam có thể gây tiêu chảy, chuột rút, phát ban do đó không nên dùng phần này khi sử dụng.
- Không uống quá 200ml nước ép nha đam trong ngày.
- Thận trọng cho người bị tăng đường huyết đang dùng thuốc giảm đau opioid, thuốc chống trầm cảm…
6. Giảm tiểu đường nhờ cây me rừng
Một trong những cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả khác là từ cây me rừng.
Theo y học cổ truyền, me rừng có tác dụng chống viêm, giảm mất nước, thanh nhiệt, tái tạo máu… được dùng để trị tiểu đường, viêm họng, đau họng…
Theo nghiên cứu hiện đại, trong mẹ rừng chứa phức hợp crominex có tác dụng điều tiết nồng độ insulin trong máu. Từ đó, loại cây này giúp điều hòa đường huyết ổn định.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 15 – 20g quả me rừng.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, để ráo, ướp với muối ăn. Phần nước có thể uống, cái để ăn hàng ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên dùng cho người bị mắc bệnh dạ dày, người bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Khi đường huyết xuống mức bình thường nên ngừng uống.
7. Trị tiểu đường nhờ cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt (hay còn gọi là cây cúc ngọt, cỏ mật, cỏ đường) có tác dụng làm giảm nhu cầu sử dụng đường và chất bột nên giúp giảm đường huyết. Ngoài ra, nó còn chữa béo phì, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem sắc với 200ml nước, cô cạn còn khoảng 50ml thì uống 1 lần. Mỗi ngày pha 2 lần uống, kiên trì sử dụng.
– Lưu ý khi dùng:
- Thận trọng cho người dùng đang sử dụng thuốc tiểu đường và hạ huyết áp.
- Chú ý với những người có cơ địa dị ứng với cúc tần, cúc vạn thọ, cỏ phấn hương, hoa cúc do nguy cơ phản ứng dị ứng.
8. Cây chè xanh giúp trị tiểu đường hiệu quả
Bạn có biết rằng dùng chè xanh cũng là một trong các cách trị tiểu đường hiệu quả. Loại trà này có tổng cộng hơn 4000 hợp chất tốt như polyphenol, alkaloid, vitamin C… Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, lợi tiểu, ngăn ngừa ung thư…
Đặc biệt là hoạt chất epigallocatechin gallate có khả năng làm tăng hoạt động của insulin, ngăn chặn quá trình oxy hóa. Từ đó mà loại cây này giúp giảm lượng đường trong máu, rất tốt cho người bị đái tháo đường.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: chè xanh hoặc chè tươi.
- Thực hiện: Lấy 1 ít đem hãm đặc với nước nóng, dùng tốt nhất là vào buổi sáng.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên uống trà vào buổi tối do nguy cơ khó ngủ, trằn trọc.
- Không uống trà vào ban trưa lúc bụng đói vì có thể gây nôn nao, chóng mặt…
- Không nên uống trà xanh sau khi ăn các loại thịt giàu đạm như thịt chó, thịt dê… do dễ bị khó tiêu.
9. Khỏi tiểu đường nhờ cây mướp đắng
Mướp đắng là một loại cây phổ biến ở Việt Nam và được dùng nhiều để chữa bệnh, trong đó có tiểu đường.
Trong loại quả này có chứa peptid, polysaccharid, saponin, protein… có tác dụng ức chế chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, giúp hạ đường huyết. Đặc biệt là hoạt chất phytochemical momordicin, charantin được phân lập từ loại cây này có tác dụng tương tự như insulin.
Nghiên cứu còn cho thấy, dùng nước từ quả mướp đắng giúp kích thích sản xuất insulin từ tế bào beta của tuyến tụy giúp hạ đường huyết hiệu quả.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 1kg mướp đắng tươi.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, lấy túi vải lọc lấy phần nước cốt đun sôi khoảng 15 phút. Còn phần bã thì thêm 500ml nước đun sôi, cho nhỏ lửa trong 15 phút, vắt lấy nước. Làm tương tự với phần bã thu được 1 lần nữa để hoạt chất được chiết ra hết. Gộp những phần nước này, đun sôi 15 phút sẽ được khoảng 200ml thì uống vào buổi sáng lúc đói.
Ngoài ra, mướp đắng có thể nấu thành canh hay các món ăn khác để sử dụng.
– Mướp đắng khá lành tình tuy nhiên cần chú ý những thông tin sau khi sử dụng:
- Uống đúng liều lượng được khuyến cáo.
- Khi nấu thành món ăn, không nên nấu mướp đắng quá kỹ do nguy cơ làm mất đi enzyme và các khoáng chất khác có trong quả.
10. Trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây dây bát
Cây dây bát là một trong những loại cây được chế biến thành các món ăn rất bổ mát cho cơ thể. Theo nghiên cứu, các món dây bát có thể làm giảm tới 50% liều dùng của các loại thuốc tây trị tiểu đường tuýp 2.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: lá đọt non của dây bát.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem nấu canh với tôm, cua hoặc cá mỗi tuần vài lần.
Nếu tiểu đường kèm tăng huyết áp, người bệnh có thể dùng như sau:
- Chuẩn bị: 50g dây bát, 50g cỏ mần trầu, 50g dền gai.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem sắc với 500ml nước, cô cạn còn 200ml thì uống trong ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên dùng cho người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, ngoại cảm phong hàn.
- Không ăn quá liều lượng được hướng dẫn.
11. Giải pháp trị tiểu đường hiệu quả nhờ cây sa kê
Theo y học cổ truyền, sa kê là một trong những cây thuốc nam giúp trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Nó giàu chất xơ có tác dụng sát khuẩn, làm dịu, ức chế sự hấp thu glucose từ bữa ăn.
Bên cạnh đó, sa kê còn giúp tuyến tụy tăng sản xuất insulin nên kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
– Cách dùng:
- Chuẩn bị: 100g (khoảng 2 lá) lá sa kê tươi, 100g quả đậu bắp, 50g lá ổi.
- Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem nấu với 500ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml thì uống nước trong ngày.
– Lưu ý khi sử dụng:
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
- Không nên dùng cho người bị rối loạn đông máu,
Trên đây là 11 cây thuốc nam đem lại tác dụng tốt cho người bị tiểu đường. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn, chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường. Bạn có thể xem thêm bài viết chế độ ăn uống phòng và điều trị tiểu đường để biết thêm những loại thực phẩm nên ăn và tránh khi mắc bệnh này.