Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Có nên sử dụng giảo cổ lam 9 lá không? https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-9-la.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-9-la.html#respond Tue, 22 Oct 2024 01:41:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=77958 Hiện nay theo ghi nhận có phát hiện ra loại giảo cổ lam 9 lá. Nhiều người tin rằng loại dược liệu này cũng có tác dụng giống như các loại giảo cổ lam 3,5,7 lá cùng loại. Vậy có nên sử dụng giảo cổ lam 9 lá không? Cùng tìm câu trả lời ngay sau đây!

Có nên sử dụng giảo cổ lam 9 lá không? 1

Giới thiệu về giảo cổ lam 9 lá

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum là một loại dược liệu quý và còn có các tên gọi khác như cỏ trường sinh, cổ yếm, ngũ diệp sâm. Hiện nay, có nhiều loại giảo cổ lam khác nhau được biết đến và sử dụng rộng rãi đó là cổ làm 3 lá, 5 lá, 7 lá.

Trong dân gian, giảo cổ lam 9 lá được phân biệt dựa trên số lá của chúng. Loại dược liệu này có lá hình thoi hoặc hình mác, tính cả cuống cây có chiều cao từ 11 – 12 cm và chiều dài rộng 2 – 2,5 cm, đầu nhọn, mỏng, mép khía ở lá có răng cưa đều nhau.

Giới thiệu về giảo cổ lam 9 lá 1

Theo sách đông y Trung Quốc, giảo cổ lam 9 lá là vị thảo dược quý có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều triệu chứng bệnh trong cơ thể. Chính vì thế, dân gian thường hái cả lá lẫn cây, rửa sạch, phơi khô và mang hãm (pha) trà. Loại thảo dược này có tác dụng:

  • Hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tốt cho tim mạch (làm giảm cơn đau tim) tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, cải thiện máu lên não.
  • Giảm lượng mỡ thừa, cải thiện béo phì.

Tuy giảo cổ lam 9 lá có tác dụng tốt đối với sức khỏe tuy nhiên ít được ứng dụng trong y học.

Sự khác biệt giữa giảo cổ lam 9 lá và các loại giảo cổ lam khác

Sự khác biệt giữa giảo cổ lam 9 lá và các loại giảo cổ lam khác 1

Như đã được đề cập, ngoài giảo cổ lam 9 lá còn có 3 loại khác, bao gồm giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá chét. Vậy 3 loại giảo cổ lam này có gì khác với giảo cổ lam 9 lá, cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Giảo cổ lam 3 lá

Loại thảo dược này có phần thân khá lớn. Vì có vị nhạt, không thơm khi hãm trà và không có nhiều hiệu quả rõ rệt nên loại giảo cổ lam 3 lá này không được sử dụng phổ biến.

Giảo cổ lam 5 lá

Đây là loại thảo dược được sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Bởi giảo cổ lam 5 lá không chỉ mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà còn có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, vị đắng và hậu ngọt. Đồng thời, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giảo cổ lam 5 lá có tác dụng cao hơn hẳn so với các loại giảo cổ lam khác nhờ vào các hợp chất Adenosine và gypenosid.

Loại thảo dược này được các nhà khoa học tại Việt Nam phát hiện trên địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 200 – 2000m. Nó mọc tại các rừng rậm, mọc như cỏ dại,… Đồng thời, loại thảo dược này được GS.TS Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu về các tác dụng của nó cách đây hơn 20 năm.

Giảo cổ làm 7 lá

Giảo cổ lam 7 lá chủ yếu mọc dại, không mùi và rất đắng. Chính vì thế, loại thảo dược này rất hiếm không không được sử dụng để làm trà hay trong các vị thuốc Đông y.

☛ Tham khảo thêm: Tìm hiểu về giảo cổ lam 7 lá

Có nên sử dụng giảo cổ lam 9 lá?

Giảo cổ lam 9 lá tuy cũng đã được phát hiện nhưng không được sử dụng phổ biến và hiện chưa được ứng dụng vào y học. Theo các chuyên gia cho biết, giảo cổ lam 9 lá cần được nghiên cứu thêm để xác định rõ ràng về thành phần và công dụng của nó.

Do đó, người dùng nên thận trọng và tìm hiểu rõ thông tin về nguồn uy tín để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, thầy thuốc trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc sử dụng giảo cổ lam để cải thiện sức khỏe thì tốt nhất nên lựa chọn các loại đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả, ví dụ như giảo cổ lam 5 lá. Đây là loài thảo dược được sử dụng phổ biến nhất trong y học của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới với nhiều hoạt tính giống nhân sâm và vị uống dễ chịu.

Trái ngược với giảo cổ lam 9 lá, giảo cổ lam 5 lá có hàng trăm công trình nghiên cứu bài bản và chuyên sâu nhất chứng minh công dụng của loài thảo dược này. Tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, giảo cổ lam 5 lá được ứng dụng rộng rãi để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh lý trong cơ thể.

☛ Tìm hiểu thêm: Lý do nên dùng Giảo cổ lam 5 lá

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên có thể giải đáp đầy đủ và cặn kẽ nhất cho bạn hiểu có nên sử dụng giảo cổ lam 9 lá hay không. Giảo cổ lam là một loài thảo dược, một vị thuốc hay. Nhưng để dùng giảo cổ lam 9 lá tốt nhất cần kiểm tra thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-9-la.html/feed 0
Bài thuốc chữa gan kết hợp từ cà gai leo và giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-giao-co-lam.html#respond Tue, 01 Oct 2024 02:15:36 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=77812 Cà gai leo và giảo cổ lam được biết đến là một trong những dược liệu quý của y học Việt Nam. Sự kết hợp giữa hai loại thảo dược này không chỉ có tác dụng hỗ trợ gan, kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn mang đến nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài thuốc hay kết hợp từ cà gai leo và giảo cổ lam.

Bài thuốc chữa gan kết hợp từ cà gai leo và giảo cổ lam 1

Công dụng cà gai leo và giảo cổ lam

Công dụng của cà gai leo

Trong thành phần của cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất alcaloid, flavonoid có khả năng chống oxy hóa, giảm các tác động của bệnh gan, viêm gan, xơ gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Cụ thể:

  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Trong thành phần cà gai leo chứa hoạt chất glycoalkaloid cùng dịch chiết toàn phần có khả năng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan bằng cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong tế bào gan.
  • Thanh lọc, giải độc gan, hạ men gan cao: Loại dược liệu này hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, đào thải các chất độc có trong gan và hạ men gan cao vô cùng hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư gan: Dịch chiết cà gai leo đã được chứng minh có tác dụng ức chế một số tế bào ung thư gan do virus như Hep 3B, PLC/PRF và ức chế gen gây ung thư do virus.
  • Hỗ trợ điều trị vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa: Người bệnh có thể hãm nước cà gai leo để uống hàng ngày để tăng cường chức năng gan nhằm cải thiện các triệu chứng vàng da, mẩn ngứa và mụn nhọt.

Hỏi đáp: Cà gai leo có độc không?

Công dụng của giảo cổ lam

Giảo cổ lam hay còn có tên gọi khác là cỏ thần kỳ, cỏ trường sinh, cỏ trường kỳ,… Theo các chuyên gia nghiên cứu ((1),(2)), loại thảo dược này chứa nhiều saponin giống nhân sâm. Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu khoa học ((3),(4)) đã chứng minh giảo cổ lam có công dụng giúp nâng cao tuổi thọ và phòng ngừa nhiều loại bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt phải kể đến khả năng bảo vệ gan, làm giảm các triệu chứng về gan, cải thiện ổn định đường huyết, huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ mỡ máu,… Cụ thể:

  • Giảo cổ lam chứa đến hơn 100 loại saponin có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch,…
  • Đặc biệt, với hợp chất saponin trong giảo cổ lam có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
  • Với hai hoạt chất flavonoid và saponin có trong giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nửa đầu do thiếu máu lên não, kích thích hệ tuần hoàn máu não.
  • Điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm thành mạc dạ dày, viêm dạ dày.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá như táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress và kích thích trao đổi chất.

Cà gai leo giảo cổ lam kết hợp có tác dụng gì?

Cà gai leo giảo cổ lam kết hợp có tác dụng gì? 1

Việc kết hợp kết hợp thêm giảo cổ lam vào bài thuốc có cà gai leo giúp mở rộng thêm phạm vi điều trị. Kết hợp hai vị dược liệu không chỉ tốt cho gan mà còn ổn định đường huyết, ngăn ngừa huyết áp cao.

Bên cạnh đó, giảo cổ lam tính hàn, cà gai leo tính ấm, hai loại dược liệu này khi kết hợp giúp giảm thiểu tác dụng phụ của từng vị thuốc đơn lẻ, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh.

☛ Tham khảo thêm: Cà gai leo kết hợp với xạ đen có tác dụng gì?

Cách kết hợp cà gai leo giảo cổ lam

Cà gai leo và giảo cổ lam sau khi thu hái về hãy rửa sạch, đem phơi nắng hoặc sấy khô và bảo quản để dùng dần. Dưới đây là bài thuốc cà gai leo giảo cổ lam:

Nguyên liệu: 20g cà gai leo, 30g giảo cổ lam

Cách thực hiện:

  • Mang hỗn hợp dược liệu nấu cùng 1 lít nước.
  • Đun với lửa nhỏ đến khi sôi, để khoảng 10 – 20 phút nữa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Nên uống trước khi ăn từ 20 – 30 phút và mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, đối với những người không có nhiều thời gian thì có thể pha dược liệu tương tự như pha trà (hãm trà). Cách làm như sau:

  • Cho hỗn hợp cà gai leo và giảo cổ lam vào bình giữ nhiệt (hoặc tích ủ nóng) rồi đổ nước sôi vào tráng qua để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
  • Sau đó, đổ thêm 1,5 lít nước sôi vào bình. Đậy kín nắp bình và ủ trong khoảng 30 phút là có thể sử dụng.
  • Người bệnh chia nước hãm thành nhiều phần để uống hết trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cà gai leo giảo cổ lam

Những lưu ý khi sử dụng cà gai leo giảo cổ lam 1

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng cà gai leo giảo cổ lam, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cà gai leo và giảo cổ lam đều có đặc tính hoạt huyết và đào thải mạnh. Vì thế, khuyến cáo không nên sử dụng liên tục hơn 4 tháng để tránh những trường hợp xấu không mong muốn xảy ra. Sau khi sử dụng đủ 4 tháng, người bệnh nên ngừng lại khoảng 15 – 30 ngày rồi mới tái sử dụng.
  • Nếu có bất dấu hiệu hay biến chứng nào bất thường sau khi uống hỗn hợp dược liệu thì cần ngừng sử dụng ngay lập tức. Nếu cần, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi và người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Những đối tượng mắc bệnh huyết áp, khi sử dụng bài thuốc nên cho 1 – 2 lát gừng vào để uống cùng.
  • Khi uống trà cà gai leo kết hợp cùng giảo cổ lam thì cần hạn chế hoặc bỏ rượu bia, đồ uống có cồn,… để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây điều trị, người bệnh nên uống cách xa nhau ít nhất khoảng 2 tiếng để tránh làm mất tác dụng của thuốc.

Có thể bạn muốn biết:

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-giao-co-lam.html/feed 0
[Giải đáp] Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không? https://tracuuduoclieu.vn/uong-giao-co-lam-hang-ngay-co-tot-khong.html https://tracuuduoclieu.vn/uong-giao-co-lam-hang-ngay-co-tot-khong.html#respond Thu, 26 Sep 2024 01:40:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=77647 Giảo cổ lam là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại không biết uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

[Giải đáp] Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không? 1

Giảo cổ lam có tác dụng gì?

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm, giảm ho, tư âm thường được dùng để chữa viêm gan, tăng lipid máu, viêm khí phế quản, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và suy nhược…

Bên cạnh đó, loại thảo dược này cũng được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và thực hiện nhiều nghiên cứu về nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số tác dụng chính của giảo cổ lam bao gồm:

– Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Theo “Chống tăng lipid máu và hạ đường huyết – Tác dụng của Giảo cổ lam ở chuột béo Zucker“cho thấy giảo cổ lam có khả năng giảm mức triglyceride (33%), cholesterol toàn phần (13%) và mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (33%), giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch.

– Tác dụng chống tiểu đường: Theo nghiên cứu, giảo cổ lam có tác dụng chống tiểu đường, ổn định đường huyết nhờ kích thích tuyến tụy tiết insulin và cải thiện độ nhạy insulin mà không gây thay đổi các chỉ số về gan, thận.

– Hỗ trợ điều hòa huyết áp: Giảo cổ lam có chứa hoạt chất quý là adenosin giúp hỗ trợ điều hòa hoạt động của tim và mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Điều này đặc biệt có ích cho những người bị cao huyết áp.

– Chống oxy hóa và chống viêm: Nghiên cứu của Andrea Mastinu và cộng sự cho thấy thành phần của giảo cổ lam chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Từ đó nó giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do và giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.

– Hỗ trợ giảm cân: Nghiên cứu cho thấy những người sau khi sử dụng giảo cổ lam 16 tuần đã giảm trọng lượng cơ thể, giảm tổng khối lượng mỡ bằng cách tăng cường chuyển hóa chất béo và ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ thừa.

– Tác dụng chống ung thư: Theo nghiên cứu giảo cổ lam chứa các hợp chất saponin, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong ống nghiệm và trong cơ thể sống. Nhiều cơ chế hoạt động đã được tìm thấy như ngăn chặn chu kỳ tế bào, apoptosis, ức chế xâm lấn và di căn, ức chế đường phân và các hoạt động điều hòa miễn dịch.

Đọc thêm: Chi tiết về tác dụng của giảo cổ lam

Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không?

Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không? 1

Uống giảo cổ lam hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên để đánh giá uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt hay không, chúng ta cũng cần xem xét 2 đối tượng, người bệnh và người người bình thường.

Về người bệnh, như đã nói ở trên giảo cổ lam có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nó giúp hỗ trợ điều trị cholesterol cao, bệnh tiểu đường, giúp chuyển hóa chất béo, và hỗ trợ giảm cân. Điều này dẫn đến lo ngại về việc dùng lâu dài với liều lượng lớn liệu có gây ra tác dụng phụ hay không. Thông thường, liệu trình chữa bệnh bằng giảo cổ lam sẽ có thời gian rõ ràng, và người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Theo WebMD – Trang thông tin trực tuyến về sức khỏe của Mỹ khuyến cáo chiết xuất giảo cổ lam chỉ nên sử dụng với liều lượng 200 – 225mg x 2 lần mỗi ngày trong tối đa 16 tuần. Còn một nghiên cứu trên người, liều dùng lên đến 800 mg/ngày trong hai tháng được đánh giá là an toàn. Nếu người dùng muốn uống thời gian dài hơn, nên có thời gian nghỉ giữa các đợt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trong khi đó, đối với người bình thường sử dụng giảo cổ lam nhằm phòng ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe, hạn chế lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch… liều dùng thường thấp hơn. Việc sử dụng lâu dài trong trường hợp này thường không gây hại, nhưng vẫn cần lưu ý không nên lạm dụng. Theo  Nghiên cứu về giảo cổ lam để điều trị căng thẳng mãn tính đã sử dụng 400 mg mỗi ngày trong 8 tuần mà không gây ra các tác dụng ngoài ý muốn.

Có một số báo cáo rằng, nếu sử dụng sai cách uống giảo cổ lam có thể gây rối loạn tiêu hóa hay dùng chung với thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu…

Thực tế, số liệu về thời gian sử dụng giảo cổ lam thông qua các nghiên cứu nói trên chỉ mang tính tham khảo. Mỗi người có tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau, do đó để sử dụng dược liệu hiệu quả thì cần thăm khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Những ai nên và không nên uống giảo cổ lam?

Giảo cổ lam là thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Dưới đây là nhóm người nên và không nên uống giảo cổ lam:

Những ai nên uống giảo cổ lam:

  • Người có cholesterol cao: Giảo cổ lam giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), tốt cho những người có vấn đề về mỡ máu.
  • Người bị cao huyết áp: Giảo cổ lam có thể hỗ trợ điều hòa huyết áp, giúp làm giãn nở mạch máu, từ đó giảm áp lực lên thành mạch.
  • Người bị béo phì, mắc bệnh mỡ máu hoặc muốn giảm cân: Giảo cổ lam tăng cường chuyển hóa chất béo và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
  • Người ho có đờm, viêm phế quản mãn tính: Giảo cổ lam giúp tiêu đờm, giảm ho, cải thiện bệnh.

Những ai không nên uống giảo cổ lam:

  • Người bị mất ngủ: Do giảo cổ lam có khả năng kích thích thần kinh, nên những người nhạy cảm hoặc có tiền sử mất ngủ không nên uống, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Người bị máu khó đông hay đang sử dụng thuốc chống đông máu: Nếu đang dùng thuốc, việc kết hợp với giảo cổ lam có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, gia tăng tình trạng chảy máu. Những người trong trường hợp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có đủ nghiên cứu về độ an toàn của giảo cổ lam đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, do đó nên thận trọng và tránh sử dụng.
  • Người có tiền sử bệnh về dạ dày: Một số người có thể gặp vấn đề tiêu hóa khi sử dụng giảo cổ lam, đặc biệt với những người có tiền sử đau dạ dày hoặc hệ tiêu hóa yếu.
  • Những người thận hư, sỏi thận: Do vô tình tạo áp lực lên thận gây giảm hoạt động của cơ quan này khiến bệnh nặng hơn.

Như vậy, giảo cổ lam có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng. Người có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng.

Cách sử dụng giảo cổ lam an toàn và hiệu quả

Sử dụng giảo cổ lam đúng cách là rất quan trọng để tận dụng tối đa lợi ích của thảo dược này mà không gặp phải các tác dụng phụ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng giảo cổ lam:

Giảo cổ lam có thể được dùng dưới nhiều dạng khác nhau như:

  • Trà giảo cổ lam (lá khô hoặc lá tươi đều được): Đây là hình thức sử dụng phổ biến nhất.
  • Viên nang hoặc bột: Giảo cổ lam được bào chế thành dạng viên hoặc bột, tiện lợi cho người dùng. Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách pha trà giảo cổ lam như sau:

Chuẩn bị: Lấy khoảng 5 – 10g giảo cổ lam khô hoặc 10 – 15g giảo cổ lam tươi cho mỗi lần pha.

Pha trà:

  • Đun sôi khoảng 300-500 ml nước (tương đương 1-2 cốc).
  • Cho giảo cổ lam vào ấm hoặc ly.
  • Đổ nước sôi vào và đậy kín.
  • Để trà ngấm khoảng 5-10 phút, sau đó có thể thưởng thức.

Cách uống: Bạn có thể uống 2-3 tách trà giảo cổ lam mỗi ngày. Uống vào buổi sáng và trưa để tận dụng hiệu quả hỗ trợ trao đổi chất và tăng cường năng lượng. Tránh uống vào buổi tối gây mất ngủ. Lưu ý không uống giảo cổ lam để qua đêm vì có nguy cơ gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, người dùng có thể phối hợp giảo cổ lam với một số thảo dược khác như nấm linh chi, kim tiền thảo… để gia tăng thêm công dụng của nó.

Một số lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

Một số lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam 1

Khi sử dụng giảo cổ lam, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của loại thảo dược này như sau:

Không sử dụng quá liều: Dùng giảo cổ lam với liều lượng phù hợp. Sử dụng quá liều có thể gây hạ huyết áp quá mức, chóng mặt, mệt mỏi hoặc ảnh hưởng tiêu hóa. Không dùng quá 60g giảo cổ lam khô/ngày.

Một số đối tượng đặc biệt như người có đường huyết hay huyết áp thấp: Giảo cổ lam có thể làm giảm huyết áp và đường huyết, vì vậy nên uống sau khi ăn no để ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, và hạ huyết áp đột ngột.

Không nên uống vào buổi tối: Giảo cổ lam có tác dụng kích thích hệ thần kinh nhẹ, có thể gây mất ngủ nếu dùng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.

Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng sản phẩm: Giảo cổ lam cần được mua từ những nhà cung cấp uy tín, vì chất lượng của sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và an toàn. Tránh sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đạt tiêu chuẩn, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Thử phản ứng dị ứng: Nếu bạn sử dụng giảo cổ lam lần đầu tiên, nên dùng với liều nhỏ để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Nếu cơ thể cảm thấy bình thường thì sử dụng với liều lượng được khuyến cáo.

Không nên dùng trong thời gian dài liên tục: Sử dụng giảo cổ lam trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể. Nên sử dụng theo chu kỳ, dùng trong 2 – 4 tháng, sau đó nghỉ một thời gian trước khi tiếp tục sử dụng.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không? Mong rằng bài viết giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/uong-giao-co-lam-hang-ngay-co-tot-khong.html/feed 0
Cần thận trọng với các dụng phụ của giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cua-giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cua-giao-co-lam.html#respond Thu, 12 Sep 2024 09:07:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=77594 Giảo cổ lam, một loại thảo dược được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nó mang lại, nhiều người lo lắng loại thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy thực hư như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Cần thận trọng với các dụng phụ của giảo cổ lam 1

6 tác dụng phụ có thể gặp khi dùng giảo cổ lam

Dịch chiết từ cây giảo cổ lam thường được đánh giá là an toàn và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, vẫn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ, có thể kể đến như:

1. Rối loạn tiêu hóa

Uống giảo cổ lam có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở một số người như đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng… Theo y học cổ truyền, giảo cổ lam có tính hàn (mát), có thể làm lạnh dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt ở những người có cơ địa yếu, dễ bị lạnh bụng hoặc những người có hệ tiêu hóa yếu.

Ngoài ra, giảo cổ lam để qua đêm có thể gây biến chất. Khi sử dụng cũng có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Amanda Rao và cộng sự (năm 2021) đã thực hiện nghiên cứu sử dụng viên nang chứa chiết xuất giảo cổ lam để cải thiện cân nặng, giảm chỉ số mỡ máu. Trong số 150 người được nghiên cứu có 5 người gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, khô họng, chóng mặt và mất ngủ. Như vậy, mặc dù tỷ lệ người gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa là thấp nhưng khi sử dụng chúng ta cần phải chú ý.

2. Kích thích thần kinh gây mất ngủ

Giảo cổ lam có thể gây kích thích thần kinh và dẫn đến mất ngủ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là các hợp chất saponin. Chúng có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ, tăng năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo.

Mặc dù điều này có thể có lợi trong việc giảm mệt mỏi và cải thiện tinh thần trong ngày, nhưng nếu uống giảo cổ lam vào buổi tối hoặc trước khi ngủ, nó có thể làm tăng hoạt động thần kinh, tăng nhịp tim, dẫn tới não bộ căng thẳng và khó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, một số người sau khi uống giảo cổ lam gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Do đó, thời điểm sử dụng giảo cổ lam cần được điều chỉnh cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

3. Hạ huyết áp

Giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanosid tác dụng kích thích insulin hoạt động giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên ở một số người nó có thể gây hạ huyết áp nếu sử dụng với liều lượng lớn. Sự giảm đột ngột hoặc quá mức của huyết áp có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, choáng váng hoặc nhức đầu.

Hơn nữa, hạ huyết áp cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, gây ra các rối loạn về giấc ngủ và làm cho giấc ngủ trở nên chập chờn, không sâu.

4. Dị ứng

Giảo cổ lam chứa nhiều hợp chất sinh học như saponin, flavonoid, polysaccharid… Mặc dù những hợp chất này thường có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Nếu hệ miễn dịch coi chúng là “kẻ xâm nhập” cơ thể phản ứng lại dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở, sưng tấy…

Các biểu hiện này thường thấy ngay sau lần sử dụng đầu tiên và có thể nghiêm trọng nếu dùng lượng lớn. Vì vậy, trong lần dùng giảo cổ lam đầu, người dùng được khuyến cáo uống với lượng thấp để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Sau đó, nếu không có vấn đề gì xảy ra mới sử dụng liều được khuyến cáo để cho kết quả điều trị tốt nhất.

5. Tương tác với các loại thuốc khác

Giảo cổ lam có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác do chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như saponin, flavonoid và polysaccharide. Những hợp chất này có khả năng ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ, chuyển hóa và bài tiết thuốc. Ví dụ, giảo cổ lam có thể làm thay đổi hoạt động của các thuốc như thuốc làm giảm hệ miễn dịch (azathioprine, basiliximab, cyclosporine, daclizumab…) hay thuốc làm chậm quá trình đông máu (aspirin, clopidogrel, ibuprofen…)…

Khi phản ứng tương tác xảy ra, hiệu quả điều trị của thuốc có thể không như mong đợi, thậm chí gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu đang sử dụng thuốc tây, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị có thể uống giảo cổ lam không để đảm bảo an toàn.

6. Tăng nguy cơ chảy máu

Giảo cổ lam làm giảm hoạt động của các yếu tố đông máu trong cơ thể, gây khó khăn cho quá trình hình thành cục máu đông để ngăn ngừa chảy máu. Điều này giúp giảm tình trạng xuất hiện cục máu đông, ngăn ngừa xơ vữa động mạch nhưng cũng có thể gây khó khăn trong việc cầm máu khi bị chảy máu. Vì vậy, những người mắc bệnh máu khó đông, hay đang sử dùng thuốc chống đông máu thường phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ai không nên sử dụng giảo cổ lam?

Ai không nên sử dụng giảo cổ lam? 1

Mặc dù giảo cổ lam có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thảo dược này. Những nhóm người sau đây nên tránh hoặc cẩn thận khi sử dụng giảo cổ lam:

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ nghiên cứu để xác định độ an toàn khi sử dụng giảo cổ lam cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì vậy nên tránh sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Người có huyết áp thấp: Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp, do đó, những người có huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp cần thận trọng khi sử dụng, vì có thể tụt huyết áp đột ngột.

Người có hệ tiêu hóa kém: Những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng, hệ tiêu hoá kém… tốt nhất nên hạn chế sử dụng thảo dược này để đảm bảo an toàn.

Người đang dùng thuốc: Giảo cổ lam có thể gây tương tác với các thuốc đang sử dụng. Vì vậy, những người đang uống thuốc tây y nên tránh sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ và cần theo dõi kỹ lưỡng nếu dùng chung.

Người có tiền sử dị ứng với thảo dược: Nếu bạn đã từng bị dị ứng với các loại thảo dược khác, nên cẩn thận khi sử dụng giảo cổ lam, vì có thể gây phản ứng dị ứng.

Người bị thận hư, sỏi thận: Sử dụng giảo cổ lam có thể tạo áp lực lên thận, giảm hoạt động của cơ quan này khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Người bị máu khó đông hay đang sử dụng thuốc chống đông máu: Giảo cổ lam giúp giảm hình thành cục máu đông, vì vậy nếu bị máu khó đông hay đang sử dụng thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết khi dùng.

Hướng dẫn sử dụng giảo cổ lam an toàn

Hướng dẫn sử dụng giảo cổ lam an toàn 1

Cách sử dụng giảo cổ lam rất đơn giản. Sau khi thu hái, giảo cổ lam thường được phơi hoặc sao khô rồi sử dụng. Bạn chỉ cần đun 5g giảo cổ lam với 500ml nước trong khoảng 10 – 15 phút để dưỡng chất ra hết hoặc cũng có thể hãm với nước như trà. Nước giảo cổ lam này được khuyến cáo uống trong ngày.

Nên uống giảo cổ làm vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn, hạn chế mất ngủ, kích thích thần kinh vào ban đêm.

Liều lượng sử dụng giảo cổ lam cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế hoặc trên bao bì từng loại sản phẩm. Thông thường, mỗi ngày cần dùng 5 – 10g dược liệu khô hoặc 10 – 15g giảo cổ lam tươi. Không dùng quá 60g dược liệu khô/ngày.

Ngoài ra, khi sử dụng giảo cổ lam cũng cần chú ý một số thông tin sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu sử dụng giảo cổ lam, đặc biệt nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tương tác hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Theo dõi phản ứng cơ thể: Khi bắt đầu sử dụng, nên theo dõi phản ứng của cơ thể để phát hiện sớm các biểu hiện như ngứa, phát ban, đau đầu, hoặc mệt mỏi… Ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng này.

Không sử dụng kéo dài: Giống như nhiều loại thảo dược khác, giảo cổ lam không nên được sử dụng liên tục trong thời gian dài mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế. Giữa các liệu trình nên có thời gian nghỉ.

Tránh sử dụng với các loại thuốc tây: Như đã đề cập, giảo cổ lam có thể tương tác với thuốc khác nên tránh sử dụng giảo cổ lam nếu bạn đang dùng các loại thuốc này trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Chất lượng sản phẩm: Chọn mua giảo cổ lam từ các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm bẩn hoặc pha tạp chất, tồn dư thực phẩm bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn.

Lưu ý với đối tượng đặc biệt: Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, và người cao tuổi, người bị huyết áp thấp… nên cẩn thận khi sử dụng giảo cổ lam, và chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Trên đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng giảo cổ lam và hướng dẫn sử dụng. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn dùng giảo cổ lam đúng cách để mang lại lợi ích cho sức khoẻ mà không gây ra các rủi ro không đáng có.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cua-giao-co-lam.html/feed 0
Những lý do khuyên bạn nên dùng Giảo cổ lam 5 lá https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-5-la.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-5-la.html#respond Fri, 05 Nov 2021 01:23:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63327 Giảo cổ lam 5 lá là dược liệu đã được xuất hiện từ lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau như cỏ trường thọ, ngũ diệp sâm, cổ yếm,… Loại dược liệu này có công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy giảo cổ lam 5 lá có những công dụng kỳ diệu nào? Có khác gì với giảo cổ lam 7 lá? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Đặc điểm của cây giảo cổ lam 5 lá

Đặc điểm của cây giảo cổ lam 5 lá 1

Giảo cổ lam thuộc chi Gynostemma, họ Cucurbitaceae (Bầu bí), là loại cây dây leo, thân mỏng và thường mọc hoang dại ở các vùng núi cao. Thân và lá loại thảo mộc này có màu xanh nhạt, lá hình răng cưa và mỗi cành lá sẽ có 5 cánh lá nhỏ. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mực nước biển và trong các khu rừng thưa ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… Đặc biệt Trung Quốc, giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường sinh được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Giảo cổ lam 5 lá khi tươi có vị đắng nhưng khi phơi khô lại mùi thơm khá đặc trưng. Khi đem hãm (pha) cùng nước sôi sẽ thấy có vị đắng đặc trưng nhưng lại rất dễ uống, có mùi thơm và hậu ngọt.

Phân biệt giảo cổ làm 5 và 7 lá, loại nào tốt hơn?

Về đặc điểm sinh học, ngoại hình, phân bố của hai loại thảo dược này có sự khác biệt rõ rệt nên rất dễ nhận biết. Cụ thể:

Giảo cổ lam 5 lá: Cành có 5 lá chét, dây leo bé, lá nhỏ và màu xanh nhạt. Loại dược liệu này mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển, không mọc ở loại đất thông thường.

Giảo cổ lam 7 lá: Loại này có 7 lá chét, lá to màu xanh đậm và dây leo to. Giảo cổ lam 7 lá mọc hoang dại nhiều ở các ven đá, ven đường hoặc có thể leo lên trên các ngọn cây. Khối lượng nặng.

Phân biệt giảo cổ làm 5 và 7 lá, loại nào tốt hơn? 1
Dây leo giảo cổ lam 5 là và giảo cổ lam 7 lá
Phân biệt giảo cổ làm 5 và 7 lá, loại nào tốt hơn? 2
Kích thước lá của giảo cổ lam 5 lá và 7 lá

Giảo cổ lam 5 lá có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản về công dụng của nó đối với sức khỏe con người. Vì sở hữu mùi thơm đặc trưng, vị đắng, hậu ngọt nên được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi để làm trà.

Theo Đông y, Giảo cổ lam vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt (tiền khổ hậu cam cam). Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… Đặc biệt Trung Quốc, Giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường sinh được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần – Bệnh Viện Tuệ Tĩnh Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền VN cho biết:

“Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học hiện nay chủ yếu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (theo tiếng la tinh từ pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như Gynostemma pubescens có 7 lá chét hay cây Gynostemma laxum có 3 lá chét.”

☛ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về giảo cổ lam 7 lá

Đồng thời, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ – Nguyên hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội phát hiện và nghiên cứu cây giảo cổ lam 5 lá. Ông đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước kết hợp với Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh giảo cổ lam thu hái ở Việt Nam có tác dụng tăng lực, làm giảm cholesterol cao trong máu, chống xơ vữa động mạch, làm giảm đường huyết, ổn định huyết áp, tăng cường đáp ứng miễn dịch, hạn chế sự phát triển khối u trên chuột thực nghiệm.

Vì thế, có thể khẳng định rằng, giảo cổ lam 5 lá TỐT HƠN giảo cổ lam 7 lá và được dùng phổ biến hơn.

Tác dụng của giảo cổ lam 5 lá đối với sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng của giảo cổ lam 5 lá với sức khỏe con người:

Giảo cổ lam làm hạ cholesterol trong máu

Giảo cổ lam làm hạ cholesterol trong máu 1

Cholesterol là thành phần chính của lipid máu. Chỉ số HDL-Cholesterol (Cholesterol tốt) được xem như yếu tố rất quan trọng để bảo vệ thành mạch khỏi tác nhân gây xơ vữa mạch máu. Do đó cũng đồng nghĩa chỉ số cholesterol tốt trong máu cao là tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã được GS. Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu. Kết quả cho thấy uống giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu.

Một nghiên cứu khác của Samer Megalli (2005) cũng cho thấy giảo cổ lam làm giảm 35% lượng cholesterol xấu trong máu.

Sử dụng giảo cổ lam là lựa chọn thảo dược ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay đặc biệt là người cao tuổi.

Giảo cổ lam làm ổn định đường huyết

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang ngày càng tăng. Một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây giảo cổ lam Việt Nam.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.

Nghiên cứu còn chỉ ra phanosid còn có hoạt tính kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần so với Glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng hiện nay. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm các hợp chất tiềm năng cho sự nghiên cứu và phát triển của các thuốc trị đái tháo đường.

Vào năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hoạt chất mới trong giảo cổ lam đặt tên là Phanoside. Hoạt chất này có khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy, làm nồng độ đường trong máu giảm, đồng thời giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường. Chính phát hiện này đã mở ra nhiều hướng đi mới triển vọng trong việc đưa giảo cổ lam vào hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiện nay.

Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp

Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp 1

Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin khác nhau, số lượng saponin cao nhất được tìm thấy trong bất kỳ loại cây nào trong tự nhiên. Bên cạnh đó, Giảo cổ lam còn chứa các acid amin, các vitamin có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh huyết áp.

Trong một nghiên cứu mới đây tại trung tâm y tế Đại học ở Mỹ cho kết luận rằng: Khi uống trà giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxi nitric, một loại hợp chất có khả năng giãm mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức an toàn.

Một thử nghiệm lâm sàng khác trên 223 bệnh nhân được chia thành ba nhóm: Nhóm 1 dùng nhân sâm, nhóm 2 dùng giảo cổ lam và nhóm 3 dùng thuốc huyết áp Indapamide. Kết quả thu được, nhân sâm chỉ giảm chỉ số huyết áp 46%, Giảo cổ lam là 82% và thuốc Indapamide là 93%.

Như vậy, sử dụng Giảo cổ lam có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.

Giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u

Năm 2011, nghiên cứu của PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) và GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã chứng minh tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự tăng trưởng khối u rõ rệt của giảo cổ lam.

Đến năm 2012, GS.TS Phạm Thanh Kỳ và các cộng sự tại Hàn Quốc đã phát hiện 7 hoạt chất mới trong giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên gypenosid VN 01-07, đã tiến hành thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, bạch cầu, vú, tử cung và tiền liệt tuyến ở chuột đều cho ra kết quả rất đáng kỳ vọng.

Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Yantao Li và các cộng sự cũng đã đưa ra kết luận nhiều hợp chất Saponin có trong giảo cổ lam có khả năng ức chế sự tăng sinh trưởng của các tế bào ung thư. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy các công thức chứa giảo cổ lam đều có tiềm năng chữa bệnh ung thư như làm ngừng chu kỳ tế bào, ức chế sự xâm lấn và di căn tế bào ung thư.

Những nghiên cứu này đã làm sáng tỏ các hoạt chất có tác dụng kháng ung thư và tính khả thi để phát triển các loại dược phẩm chữa ung thư từ giảo cổ lam 5 lá trong tương lai.

Giảo cổ lam giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn giấc ngủ như thần kinh căng thẳng, lo âu, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc điều trị bệnh. Người bị mất ngủ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ủ rũ, tinh thần kém, làm việc không hiệu quả vào ban ngày.

Hiện nay việc sử dụng các trà thảo dược giúp dễ ngủ được ưu tiên hơn cả vì chúng an toàn và dễ dùng.

Mua giảo cổ lam 5 lá ở đâu tốt?

Mua giảo cổ lam 5 lá ở đâu tốt? 1

Để tìm mua giảo cổ lam 5 lá uy tín, người dùng nên tham khảo một số địa chỉ như:

  • Các nhà thuốc dược liệu uy tín.
  • Trung tâm y học cổ truyền.
  • Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền.
  • Các cơ sở chuyên bán thảo dược online tin cậy, có tiếng.

Việc mua giảo cổ lam ở những nơi uy tín sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế từ giảo cổ lam, đảm bảo tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP của quốc tế giúp bảo vệ sức khoẻ.

Mua giảo cổ lam 5 lá ở đâu tốt? 2

Công ty TNHH Tuệ Linh đã chọn vùng đất Mộc Châu Sơn La để đầu tư xây dựng chuẩn hóa vùng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới GACP – WHO, đạt tiêu chí 5 không: Không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm.

Từ vùng nguyên liệu này, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh. Không chỉ đảm bảo sạch sẽ, giảo cổ lam còn được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO để giữ lại được tối đa hoạt tính sinh học của Giảo cổ lam 5 lá.

Uống Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh hoặc Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh mỗi ngày sẽ giúp:

  • Hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
  • Ổn định và hạ đường huyết, phòng ngừa các biến chứng về tiểu đường.
  • Ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
  • Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
  • Tăng khả năng làm việc, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Để tìm hiểu cách mua Giảo cổ lam Tuệ Linh, bạn hãy “BẤM VÀO ĐÂY” và làm theo hướng dẫn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-5-la.html/feed 0
Nghiên cứu về dược liệu Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-duoc-lieu-giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-duoc-lieu-giao-co-lam.html#respond Thu, 06 May 2021 02:37:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55019 Giảo cổ lam là dược liệu quý được người dân nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam sử dụng giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Theo nhiều nghiên cứu, Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin khác nhau trong đó có nhiều thành phần saponin tương tự như trong Nhân sâm, Tam thất tác dụng làm giảm cholesterol máu, chống rối loạn lipid máu…

Hãy cùng xem những chia sẻ về Giảo cổ lam của Giáo sư Phạm Thanh Kỳ dưới đây:


 

Xem thêm: Giảo cổ lam Tuệ Linh – gần 1 thập kỷ chăm sóc sức khỏe người việt

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-duoc-lieu-giao-co-lam.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-giao-co-lam.html#respond Wed, 31 Mar 2021 18:54:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cong-ty-tnhh-tue-linh-canh-tranh-bang-nguon-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-who-447/ Từ xa xưa, Giảo cổ lam đã được ghi chép trong sách y học về tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp,… chính vì thế mà cây này còn được ưu ái với tên gọi cỏ Trường Sinh. Qua hàng trăm công trình nghiên cứu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc  và Việt Nam đã ghi nhận trong Giảo cổ lam có chứa các hoạt chất saponin có cấu trúc tương tự trong nhân sâm. Nhữn hoạt chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp.

Đặc điểm sinh vật học

Nguồn gốc, phân bố

Nguồn gốc, phân bố 1

Cây Giảo cổ lam giúp ngăn ngừa hình thành các mảng vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, Giảo cổ lam Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên tại Phan xi păng – Lào Cai trên độ cao 3.000m so với mực nước biển.

Đặc điểm thực vật học

Giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt, cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Giảo cổ lam có nhiều loại: 3, 5, 7 và 9 lá, quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Điều kiện sinh thái

Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, bóng, Loài cây này thích hợp ở độ cao trên dưới 700 – 3.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên một số loại đất như đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn, đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng.

Xem thêm: Giảo cổ lam Tuệ Linh – gần 1 thập kỷ chăm sóc sức khỏe người việt

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Căn cứ vào điều kiện sinh thái và kết quả bước đầu nghiên cứu về vùng trồng Giảo cổ lam có thể xác định trồng được ở những vùng núi cao (từ 700 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15-25o C, độ ẩm không khí 70-95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.

Kỹ thuật nhân giống

Phương pháp nhân giống bằng cành:

  • Cây giống được giâm trong vườn ươm, khoảng 30 ngày thì đưa ra ruộng sản xuất.
  • Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ, to khỏe, sạch sâu bệnh, mỗi cành giâm mang khoảng 3-4 mắt, khoảng cách từ vết cắt đến mắt giâm 5cm.
  • Kỹ thuật giâm cành: Rạch rãnh sâu khoảng 20cm, đặt cành giâm cách nhau 2-3cm, phủ đất lên 1-2 mắt, phần trên mặt đất để lại 2-3 mắt.

Kỹ thuật chăm sóc cây con: Thường xuyên tưới để giữ ẩm cho cành giâm, kiểm tra để đảm bảo độ ẩm đất trong vườn ươm được duy trì ở mức 80- 90%, làm sạch cỏ dại.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Khoảng 10-15 ngày cành giâm đã ra rễ và mầm mới. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao ngoài đồng ruộng thì nên để đến khi mầm mới trên cành giâm ra cành cấp 1 (khoảng 30 ngày sau giâm).

Thời vụ trồng

Từ tháng 2- 3, để có cây giống trồng vào tháng 2 thì nên giâm cành trong vườn ươm từ tháng 01.

Kỹ thuật làm đất

  • Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường, không gần nơi đổ rác thải của khu dân cư, khu công nghiệp, nghĩa trang; đất trồng không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
  • Tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, luống cao khoảng 20cm, rộng 60- 70cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.

Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ Giảo cổ lam phù hợp là 8 cây/1m2 với khoảng cách 30cm x 40cm.

Kỹ thuật trồng

Chọn những cành Giảo cổ lam có mầm to khỏe trong vườn ươm đưa ra ruộng sản xuất. Sau mỗi vụ thu hoạch, Giảo cổ lam tự mọc ra mầm mới. Để sau thu hoạch cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường thì khi thu nên thu nông tay, để lại lớp lá vàng dưới cùng.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón cho một ha/năm: 10 tấn phân chuồng hoai mục, 400kg Ure, 500kg Supe lân, 200kg Kaly (cho 1 vụ/1ha)

Phương pháp bón phân: Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân Lân; Bón thúc lượng Đạm và Kali còn lại chia đều làm 6 lần bón trong năm:

  • Lần 1: Bón sau khi trồng 20 ngày
  • Lần 2: Bón sau trồng 40 ngày
  • Lần 3: Bón sau trồng 60 ngày
  • Lần 4: Bón sau trồng 80 ngày (sau thu lần 1)
  • Lần 5: Bón sau trồng 140 ngày (sau thu lần 2)
  • Lần 6: Bón sau trồng 200 ngày (sau thu lần 3)

Chú ý: Lần bón cần tính toán để đảm bảo có đủ thời gian cách ly, tránh nguy cơ tồn dư đạm trong dược liệu. Các năm tiếp theo bón 4 – 5 lần: Lần 1 bón đầu vụ Xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc

Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân

Tưới nước: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, do vậy cần phải chú ý đến việc tưới nước giữ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi; Giảo cổ lam không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu Ban miêu xuất hiện gây hại từ tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC) lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2.

Thu hoạch, sơ chế

Trung bình 1 năm có thể thu 4 – 5 lứa, cây trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3- 4 năm, sau khi bón phân đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 3 tuần mới thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu sắc đẹp và đem đi tiêu thụ.

Công ty TNHH Tuệ Linh – Cạnh tranh bằng nguồn dược liệu sạch, chuẩn hóa – WHO

Công ty TNHH Tuệ Linh là một trong số những đơn vị tiên phong trong việc đầu tư, xây dựng những vùng trồng, kiểm soát chất lượng nguyên liệu nghiêm ngặt đạt nhằm phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm từ thảo dược của mình. Bởi hơn ai hết, Tuệ Linh hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người, và chỉ có chất lượng thực sự, tác dụng thực sự của sản phẩm mới giúp công ty tồn tại và phát triển.

Từ thành công ban đầu với mô hình trồng thí điểm cà gai leo tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Công ty đã tiếp tục triển khai thêm nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm khác như vùng trồng Giảo cổ lam tại Mộc Châu, Sơn La; vùng trồng gấc tại Gia Bình, Bắc Ninh; vùng trồng tỏi tía tại Hiệp Hòa, Bắc Giang…

Đây là các vùng trồng phục vụ nguyên liệu sản xuất cho các sản phẩm chủ đạo của công ty là: Giải độc gan Tuệ Linh (với thành phần chính là cà gai leo và mật nhân), Dầu tỏi Tuệ Linh (thành phần tỏi tía), Dầu gấc Tuệ Linh, Lycoeye, Lycoskin (các sản phẩm từ gấc), Giảo cổ lam Tuệ Linh… đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu mến, tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Công ty TNHH Tuệ Linh – Cạnh tranh bằng nguồn dược liệu sạch, chuẩn hóa – WHO 1

Vùng trồng Giảo cổ lam chuẩn hóa quy chuẩn GACP – WHO

Việc xây dựng những vùng trồng dược liệu sạch chuẩn hóa này không chỉ giúp Tuệ Linh chủ động, kiểm soát và khẳng định chất lượng từ nguyên liệu đầu vào mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân tại địa phương theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cam kết chất lượng sản phẩm vì người tiêu dùng và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe trong việc hội nhập với thị trường thế giới, trong thời gian tới, Tuệ Linh sẽ tiếp tục mở rộng việc triển khai các vùng nguyên liệu khác và áp dụng chặt chẽ, đúng quy định các tiêu chuẩn mà WHO đã khuyến cáo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và không phụ lòng mong mỏi của những khách hàng đã yêu mến Tuệ Linh trong hơn 1 thập kỷ đồng hành và phát triển.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-giao-co-lam.html/feed 0
Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2 https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-khac-tinh-cua-benh-tieu-duong-tuyp-2.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-khac-tinh-cua-benh-tieu-duong-tuyp-2.html#respond Mon, 22 Feb 2021 03:09:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54552 Năm 1999, khi lần đầu tiên tìm ra giảo cổ lam ở Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu chứng minh giảo cổ lam chữa tiểu đường cụ thể là tiểu đường tuýp 2 và phòng ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2 1

1.Cơ chế chữa tiểu đường của giảo cổ lam

Cơ chế tác động để điều trị bệnh tiểu đường hiện nay đều tập trung vào việc hạ đường huyết, cụ thể là tăng khả năng tạo insulin. Hầu hết, trong thành phần các loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay đều có hoạt chất Glibenclamide.

Glibenclamide có tác dụng giảm đường huyết bằng cách tạo phòng insulin tự nhiên vào cơ thể người bệnh. Và thật may mắn khi trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide, hoạt chất được đặt tên là Phanoside.

  • Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
  • Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất Glibenclamide.

1.Cơ chế chữa tiểu đường của giảo cổ lam 1

Công thức hóa học hợp chất Phanoside

Xem thêm: Giảo cổ lam Tuệ Linh gần 1 thập kỷ chăm sóc sức khỏe người việt

2.Nghiên cứu tác dụng của giảo cổ lam với bệnh tiểu đường

Năm 2004, nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu TW và Đại học Y Hà Nội kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska Thụy Điển, đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam, đặt tên là phanoside.

Tiếp đó, những thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã được thực hiện. Một thử nghiệm lâm sàng năm 2010 cho thấy:

  • Sau khi sử dụng trà giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

  • Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần.
  • Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng Giảo cổ lam đã giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm chứng (nhóm không sử dụng Giảo cổ lam).
  • Đồng thời nghiên cứu cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu hiệu quả.

Cùng với những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng của giảo cổ lam tại Việt Nam thì trên thế giới cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của giảo cổ lam trên bệnh tiểu đường tuýp 2 được đăng tải trên các tạp chí khoa học và hệ thống thư viên Y khoa Hoa Kỳ.

3.Thực tiễn sử dụng sản phẩm Giảo cổ lam

Kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Ngoài ra sản phẩm còn giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch…

3.Thực tiễn sử dụng sản phẩm Giảo cổ lam 1

Vùng nguyên liệu giảo cổ lam trồng theo tiêu chuẩn GACP của Công ty Tuệ Linh

Điểm đặc biệt của sản phẩm này là được chuyển giao đầy đủ công nghệ bào chế sinh học để đảm bảo các hoạt chất chính có trong Giảo cổ lam được giữ hoàn hảo.

Bên cạnh đó, công ty chú trọng chuẩn hóa sản phẩm từ nguyên liệu đầu và xuyên suốt quá trình sản xuất. Bằng chứng là năm 2012, công ty cũng đã hoàn thiện quy trình trồng giảo cổ lam tại Mộc Châu, Sơn La theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới) nhằm đảo bảo dược liệu sạch, đạt chất lượng cao. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tê GMP – WHO và luôn đảm bảo kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.

Cũng bằng chính chất lượng của mình, năm 2014, các sản phẩm từ giảo cổ lam Tuệ Linh đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia, mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thăm dò và khai thác thị trường châu Âu của dược liệu Việt Nam.

4.Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam chữa tiểu đường

Thời gian uống: Uống buổi sáng và đầu giờ chiều, không uống vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì giảo cổ lam có khả năng gây mất ngủ.

Các đối tượng cần lưu ý đặc biệt:

  • Với người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no, hoặc thêm một vài lát gừng. Nếu người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống.
  • Với người dùng giảm béo: Không nên ăn quá nhiều do Giảo Cổ Lam giúp đốt mỡ thừa tốt nhưng lại kích thích tiêu hóa gây đói bụng và ngủ ngon.

Các triệu chứng phụ lần đầu sử dụng: Giảo Cổ Lam khi uống xong sẽ có cảm giác nóng người, một số trường hợp huyết áp tăng nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần uống thêm nước lọc, sau một thời gian cơ thể tự điều chỉnh lại các triệu chứng trên sẽ tự hết.

Đối tượng không nên dùng: Giảo Cổ Lam có chứa saponin nên phụ nữ có thai, đang chảy máu, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dược liệu Giảo cổ lam

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam-khac-tinh-cua-benh-tieu-duong-tuyp-2.html/feed 0
Chìa khóa vàng giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết cho người tiểu đường https://tracuuduoclieu.vn/chia-khoa-vang-giup-ha-mo-mau-ha-va-on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-tieu-duong.html https://tracuuduoclieu.vn/chia-khoa-vang-giup-ha-mo-mau-ha-va-on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-tieu-duong.html#respond Mon, 15 Feb 2021 04:05:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54544 Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường hiện nay. Trong đó, số bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu cao cũng ngày càng gia tăng. 2 “sát thủ” song hành này sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ, thậm chí là tử vong nếu người bệnh không điều trị kịp thời.

Chìa khóa vàng giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết cho người tiểu đường 1

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) và mỡ máu (rối loạn lipid máu) là 2 bệnh lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, cứ 7 giây trôi qua lại có một người tử vong do bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2-4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần, tăng nguy cơ tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân tiểu đường thông thường.

Nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Khi đường trong máu tăng cao sẽ tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-c khiến gan không thể loại bỏ Cholesterol, từ đó gây tăng Cholesterol trong máu. Đồng thời, đường huyết tăng cao kéo theo những tổn thương sớm ở tế bào nội mạc mạch máu, làm tăng độ nhớt của máu, khiến các tế bào mỡ dễ dàng lắng đọng và bám dính vào thành mạch, lâu dần sẽ xuất hiện các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch và dẫn tới tình trạng tắc nghẽn cục bộ.

  • Tổn thương động mạch vành sẽ làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, người bệnh có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đột quỵ nếu tổn thương động mạch máu não.
  • Mặt khác, ở bệnh nhân bị mỡ máu cao, lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid và LDL tăng cao, lắng đọng lâu ngày ở thành mạch sẽ tạo thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu hẹp dần và xơ cứng. Tuần hoàn máu theo đó cũng bị cản trở và có thể dẫn tới tắc nghẽn.
  • Nếu người bệnh không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và mỡ máu xấu sẽ gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, viêm tắc mạch chi dẫn đến hoại tử chi…

Chìa khóa giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, kiểm soát chỉ số đường huyết và mỡ máu xấu là nguyên tắc quan trọng để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Xây dựng lối sống khoa học

Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia tăng đường huyết và mỡ trong máu. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên duy trì lối sống lành mạnh như: ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn sau 20h, ăn chậm nhai kỹ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, stress quá mức, kiểm soát cân nặng, kiêng bia rượu, thuốc lá.

  • Ngoài ra, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, giàu Cholesterol; tăng cường thực phẩm giàu omega 3, rau củ quả…

2. Tích cực đi bộ đúng cách

Đi bộ giúp người tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả. Đi bộ giúp giảm Cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng Cholesterol tốt (HDL).

Tốt nhất bạn nên đi bộ vào buổi sáng, chọn không gian thoáng mát, tránh khói bụi, ô nhiễm. Trước khi bắt đầu, bạn cần làm nóng cơ thể với những động tác nhẹ nhàng, sau đó đi chậm tại chỗ trong vài phút. Trong quá trình đi bộ, bạn cần: giữ đầu thằng, bụng hóp, thả lỏng hai vai, luôn đặt một chân phía trước và một chân phía sau, cánh tay di chuyển cùng lúc với chân đối diện.

  • Trước khi kết thúc bài tập, bạn giảm từ từ tốc độ đi bộ, sau đó thực hiện một vài bài tập đơn giản để tránh căng cơ, đau nhức.

2. Tích cực đi bộ đúng cách 1

Đi bộ giúp người tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả

3. Thường xuyên theo dõi chỉ số mỡ máu, đường huyết

Khi các chỉ số về mỡ máu, đường huyết ở ngưỡng an toàn có nghĩa phác đồ điều trị của bạn hiệu quả. Do đó, để kiểm soát bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, bạn cần kiểm tra thường xuyên và đưa các chỉ số sau về giới hạn cho phép:

• Cholesterol toàn phần: <5,2 mmol/l
• HDL : >1,3 mmol/l
• LDL: <3,3 mmol/l
• Triglycerid: <2,2 mmol/l
• Chỉ số đường huyết lúc đói: <7 mmol/l
• HbA1C: <6,5%

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược

Dây thìa canh

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược 1

Qua nhiều công trình nghiên cứu Dây thìa canh đã được chứng minh có tác dụng: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, tăng hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ, tăng thải cholesterol theo đường phân, giảm Triglycerid. Nhờ đó, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1C, giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

  • Bên cạnh đó, hoạt chất trong Dây thìa canh có cấu trúc gần giống với phân tử đường.
  • Vì vậy, khi uống trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột, chiếm mất chỗ của phân tử đường trong thức ăn, làm giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể sau ăn.

Giảo cổ lam

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược 2

Các chất trong Giảo cổ lam có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin.

  • Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu).
  • Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp.
  • Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.

Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside năm 2007, các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.

Mướp đắng

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược 3

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacolgy, một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 4 tuần cho thấy uống nước ép mướp đắng thường xuyên đã làm giảm đáng kể mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Một báo cáo khác được công bố trên tạp chí Hóa học và Sinh học cho thấy mướp đắng làm tăng sự hấp thu glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chia-khoa-vang-giup-ha-mo-mau-ha-va-on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-tieu-duong.html/feed 0
Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-cach-su-dung-giao-co-lam-trong-tri-huyet-ap-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-cach-su-dung-giao-co-lam-trong-tri-huyet-ap-cao.html#respond Wed, 10 Feb 2021 00:26:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-cach-su-dung-giao-co-lam-trong-tri-huyet-ap-cao-312/ Giảo cổ lam là một trong những vị thảo dược quý hiếm đã được chứng minh là có khả năng hạ huyết áp rất hiệu quả. Vậy để giúp ổn định huyết áp cũng như cách sử dụng giảo cổ lam cho những người bị cao huyết áp như thế nào đạt hiệu quả tốt nhất mời các bạn tham khảo ở bài viết sau.

Cao huyết áp là bệnh gì?

Chỉ số huyết áp của người bình thường trong khoảng 120/80 mmHg. Tuy nhiên khi chỉ số huyết áp cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg thì đó chính là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp.

Cao huyết áp là bệnh gì? 1

Bệnh huyết áp cao không thể coi thường, chúng phát triển âm thần, giống như một “tên giết người lặng lẽ”

Để kiểm soát tình hình sức khỏe và chỉ số huyết áp, chúng ta nên nắm được một số nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên cơ sở đó, mỗi người sẽ thay đổi thói quen của mình để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

  • Tuổi tác
  • Yếu tố di truyền
  • Những thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý như bệnh thận, các bệnh liên quan nội tiết (bệnh Cushing, u tủy thượng thận,…) bệnh tim mạch (hẹp động mạch, hẹp van,…), do dùng thuốc, nhiễm độc thai nghén,…

Triệu chứng của huyết áp cao

  • Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng chảy máu cam, đau nhức đầu hoặc khó thở. Tuy nhiên, họ thường lầm tưởng với những căn bệnh khác, chỉ đến khi tình trạng thực sự nghiêm trọng, bệnh nhân mới phát hiện.

==> Tốt nhất, chúng ta nên theo dõi các biểu hiện lạ và đi khám để biết chính xác vấn đề mình đang phải đối mặt là gì.

Những biến chứng của bệnh cao huyết áp

Thiếu máu cơ tim:

  • Đây là vấn đề khá nhiều bệnh nhân đang đối mặt, bởi vì khi mắc bệnh tăng huyết áp, động mạch vành rơi vào trạng thái tắc nghẽn, hậu quả là lượng máu truyền tới cơ tim giảm rõ rệt.

Phì đại thất trái:

  • Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng để lại biến chứng đó là phì đại thất trái, trong đó đa số bệnh nhân là người cao tuổi hoặc thừa cân, béo phì. Nguyên nhân khiến tâm thất trái phì đại là do những áp lực mà chúng phải chịu khi mắc bệnh huyết áp.

Biến chứng khác:

  • Ngoài 2 biến chứng kể trên, người bị bệnh còn có rủi ro gặp phải tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và ảnh hưởng tới mắt. Chính vì thế, việc đi thăm khám và kiểm tra định kỳ sức khỏe là rất cần thiết.

Tác dụng hạ huyết áp từ giảo cổ lam

Những người mắc bệnh cao huyết áp thường có tuổi thọ không cao. Nếu không được chữa trị kịp thời và có chế độ tập luyện hằng ngày rất dễ mắc các di chứng nguy hiểm như: liệt, hôn mê có cuộc sống thực vật.

Hiện nay, khoa học hiện đại phát triển đã chứng minh và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc có khả năng chữa trị bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng: nên điều trị cao huyết áp từ các loại thảo dược thiên nhiên như: giảo cổ lam, hoa tam thất, la hán quả, hoa hòe… sẽ an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc sử  dụng các loại thuốc tây. Bởi thời gian điều trị bệnh cao huyết áp là cả quá trình dài chứ không phải ngày một, ngày hai mà có thể khỏi được.

Tác dụng hạ huyết áp từ giảo cổ lam 1

Giảo cổ lam được chứng minh có tác dụng tốt giúp ổn định huyết áp và đường huyết

Giảo cổ lam 5 lá đã được chứng là vị thảo dược trị huyết áp cao an toàn hiệu quả:

  • Các thành phần của giảo cổ lam có khả năng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp tuần hoàn máu.
  • Sử dụng giảo cổ lam hằng ngày sẽ giúp cho máu lưu thông, áp huyết giảm về trạng thái cân bằng.
  • Giảo cổ lam có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu, không làm hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở mức độ bình thường mà chỉ làm giảm áp huyết ở những người có áp huyết cao.
  • Ngoài ra, giảo cổ lam còn có tác dụng đối với tim mạch, giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, tai biến.

Giảo cổ lam có tác dụng chữa cao huyết áp rất hiệu quả. Tuy nhiên, dùng như thế nào, dùng với liều lượng bao nhiêu là đủ để mang lại hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy tìm hiểu cách dùng giảo cổ lam cho người cao huyết áp dưới đây.

Có 2 cách sử dụng giảo cổ lam để chữa cao huyết áp: Dùng giảo cổ lam khô và dùng giảo cổ lam tươi.

Cách 1: Nếu dùng giảo cổ lam tươi

  • Mỗi ngày dùng từ 20 – 25g giảo cổ lam tươi. Rửa sạch, dùng để sắc lấy nước uống.

Cách 2: Dùng giảo cổ lam khô

  • Mỗi ngày dùng từ 4 – 10g giảo cổ lam khô để hãm nước uống hoặc sắc như đối với giảo cổ lam tươi.
  • Những người bị cao huyết áp sử dụng giảo cổ lam hàng ngày thì áp huyết sẽ ổn định và sức khỏe sẽ ngày một tốt lên. Tuy nhiên, các bạn cần nhớ chỉ loại giảo cổ lam 5 lá mới đem lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam chữa cao huyết áp

Để sử dụng giảo cổ lam đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Không nên quá lạm dụng giảo cổ lam để chữa cao huyết áp. Cần sử dụng đúng cách, đúng liều, đúng đối tượng. Mỗi ngày không nên sử dụng quá 10g giảo cổ lam khô và 25g loại tươi.
  • Nên uống giảo cổ lam vào lúc sáng và đầu giờ chiều, tránh uống vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, người đang chảy máu, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang sử dụng thuốc chống thải loại sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép không nên sử dụng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-cach-su-dung-giao-co-lam-trong-tri-huyet-ap-cao.html/feed 0