Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-sam-cau.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-sam-cau.html#respond Fri, 13 Sep 2024 03:58:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=77656 Sâm cau là dược liệu quý có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp được dùng để chữa yếu sinh lý, liệt dương, chân tay lạnh… Ngâm rượu sâm cau là một phương pháp truyền thống được nhiều người thực hiện để sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, sâm cau là một loại dược liệu có độc nên nên khi ngâm cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn 1

Bước 1: Lựa chọn sâm cau

Sâm cau hay còn được người dân gọi với tên là tiên mao căn, ngải cau, độc cước tiên mao… có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như ôn thận, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, chữa liệt dương, ung nhọt, ngực bụng đau lạnh…

Sâm cau là loại cỏ, thường lấy phần củ được thu hái vào mùa thu đông để sử dụng. Rễ sâm cau có vỏ màu nâu đen, hình dạng thon dài, chia đốt rõ ràng. Phần thân không phân nhánh chỉ có nhiều rễ con bám quanh thân chính. Các củ đen thường có kích thước không quá lớn, dài khoảng 5 – 10 cm, đường kính 1 – 2 cm. Để ngâm rượu nên chọn những củ lớn, không bị nứt, dập nát hay thối.

Ngoài ra, có một số lưu ý khi lựa chọn sâm cau như sau:

  • Mua từ nguồn tin cậy: Chọn mua sâm cau từ các nhà cung cấp có uy tín, có chứng nhận về xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, lẫn tạp chất cũng như thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
  • Sâm cau tự nhiên: Ưu tiên chọn sâm cau được khai thác từ tự nhiên, mọc ở những vùng đất không bị ô nhiễm.
  • Tránh nhầm lẫn với dược liệu khác như rễ cây bồng bồng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều người nhầm lẫn sâm cau với củ rễ cây bồng bồng (người dân gọi với tên sâm cau đỏ). Tuy nhiên loại rễ cây này không có tác dụng ôn thận, cải thiện sinh lý mà chỉ giúp lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc. Ngoài ra, cây bồng bồng cũng có độc ở vỏ nên có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Bước 1: Lựa chọn sâm cau 1

Bước 2: Cách khử độc sâm cau trước khi ngâm

Rễ sâm cau có độc tính cao, dễ gây ngứa, nên khi sử dụng phải khử độc trước khi ngâm rượu. Sau khi đã lựa chọn được đúng loại sâm cau, chúng ta bắt đầu sơ chế, khử độc sâm cau như sau:

– Đầu tiên, sâm cau mua về, nhặt sạch bẹ lá, rễ phụ, chỉ lấy phần rễ chính. Do sâm cau khá nhỏ nên việc rửa từng củ mất rất nhiều thời gian. Bạn có thể ngâm với nước trong 1 – 2 giờ hoặc sử dụng máy phun xịt rửa xe ô tô để dễ loại bỏ sạch phần rễ phụ và phần đất hơn.

– Sau đó, khử độc sâm cau bằng cách ngâm với nước vo gạo theo hướng dẫn:

  • Ngâm sâm cau với nước vo gạo trong 3 – 4 giờ. Nếu không có đủ nước vo gạo, bạn có thể dùng bột gạo để ngâm.
  • Đem xả sạch dưới vòi nước, rửa và cho ra rổ, nhặt phần rễ con còn thừa và loại bỏ phần hỏng.
  • Tiếp tục ngâm với nước vo gạo lần 2 và để qua 1 đêm nữa. Sau đó, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ lụa còn lại.
  • Cuối cùng rửa lại với nước sạch và để ráo.

– Sau khi sâm cau được khử độc tiếp tục đem phơi khoảng 1 – 2 ngày dưới thời tiết không quá nắng hoặc có thể sấy khô trong tủ sấy. Cho đến khi ngửi được mùi thơm tự nhiên của sâm cau là được. Cuối cùng, chúng ta cho vào túi buộc kín, bảo quản và bắt đầu ngâm rượu.

Ngoài cách khử độc sâm cau phổ biến bằng nước vo gạo như trên, dân gian còn thực hiện cửu chưng cửu sái sâm cau (đồ/hấp và phơi khô 9 lần) rồi vùi vào trong đường cát. Tuy nhiên cách làm này tốn khá nhiều công sức và thời gian.

Bước 3: Cách ngâm sâm cau đúng cách

Bước 3: Cách ngâm sâm cau đúng cách 1

Hiện nay có nhiều cách ngâm sâm cau khác nhau. Sâm cau có thể ngâm đơn lẻ với rượu hoặc phối hợp với các loại thảo dược khác. Dưới đây là hướng dẫn cách ngâm cụ thể:

Cách 1: Ngâm rượu sâm cau đơn lẻ

Rượu ngâm sâm cau đơn lẻ thường được sử dụng để trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa…

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Sâm cau: Phần củ sâm cau đã được khử độc, thái thành lát mỏng, nhỏ.
  • Rượu trắng: Nên chọn loại rượu trắng có độ cồn từ 40 – 45 độ. Thường 100g sâm cau khô sẽ dùng khoảng 500 – 1000ml rượu trắng.
  • Bình ngâm: Sử dụng bình thủy tinh hoặc sứ sành, đảm bảo kín. Ngoài ra, có thể lựa chọn sử dụng chum đất được nung ở nhiệt độ cao để rượu được ngon hơn.

Cách ngâm:

  • Tráng bình qua với một lần rượu.
  • Cho sâm cau vào bình.
  • Đổ rượu vào đến khi ngập hết sâm cau.
  • Đậy kín nắp bình và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đợi khoảng 1 – 2 tháng là có thể sử dụng.

Cách 2: Ngâm rượu sâm cau với thảo dược khác

Ngoài ngâm sâm cau đơn lẻ với rượu, bạn có thể kết hợp với các dược liệu khác như ba kích, hy thiêm, hà thủ ô, hoài sơn, dâm dương hoắc, thiên niên kiện… để gia tăng tác dụng.

– Cách ngâm rượu sâm cau với thiên niên kiện để chữa phong thấp, lưng lạnh đau, liệt dương và thần kinh suy nhược như sau:

  • Chuẩn chị nguyên liệu: 100g sâm cau đã sơ chế, 10g thiên niên kiện, 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào bình, đổ rượu ngập hết các dược liệu, ngâm trong 7 ngày hoặc hơn.

– Cách ngâm rượu sâm cau với hà thủ ô, hy thiêm thảo (cỏ đĩ) để chữa tê thấp, đau nhức toàn thân như sau:

  • Chuẩn chị nguyên liệu: 20g sâm cau đã sơ chế, 20g hà thủ ô (đã được chế với đậu đen), 20g hy thiêm thảo, 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào bình, đổ rượu ngập hết các dược liệu, ngâm trong 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn càng tốt.

Bước 4: Cách sử dụng sâm cau an toàn và hiệu quả

Bước 4: Cách sử dụng sâm cau an toàn và hiệu quả 1

Sau khi ngâm được 2 tháng là có thể sử dụng được sâm cau. Tuy nhiên, ngâm rượu càng lâu thì rượu sẽ càng ngon. Rượu ngâm sâm cau có màu nâu đen, mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị chát đắng cay ngọt nhẹ. mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, bởi uống quá liều rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi đau sưng phù, bí tiểu tiện và cuồng táo.

Người dùng có thể uống 1 chén nhỏ/lần (tương đương 20 – 30ml/lần), mỗi ngày 2 lần. Thời điểm sử dụng là trước 2 bữa ăn chính. Để đạt được hiệu quả tốt có thể uống thành các đợt, mỗi đợt dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bước 5: Cách bảo quản rượu ngâm sâm cau

Để rượu ngâm sâm cau thơm, không bị hỏng, sau mỗi lần sử dụng cần bảo quản đúng cách. Thời gian sử dụng của sâm cau có thể kéo dài từ 1 – 2 năm, thậm chí lâu hơn. Sau mỗi lần dùng cần đóng chặt nắp, không để cồn bay hơi cũng như tránh côn trùng, vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, nên để rượu ngâm sâm cau ở những nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Nó giúp bảo quản lâu hơn và chất lượng được giữ nguyên trong quá trình sử dụng.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu sâm cau. Mong rằng bài viết giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-sam-cau.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây sâm cau- bảo tồn loài dược liệu quý https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-sam-cau.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-sam-cau.html#respond Mon, 27 May 2024 05:07:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=76567 Sâm cau, hay còn được biết đến với tên khoa học là Curculigo orchioides, là một loại cây dược liệu có giá trị cao, thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Dưới đây là thông tin chi tiết về sâm cau và các kỹ thuật liên quan đến việc trồng và chăm sóc loại cây này.

Sâm cau được liệt kê trong sách đỏ cần được bảo tồn

Sâm cau được liệt kê trong sách đỏ cần được bảo tồn 1

Cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) là một loài thảo dược sống lâu năm thuộc họ Hạ trâm (Hypoxidaceae) thường phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam,Trung Quốc, Ấn Độ, …. Đây là một loại thảo dược có giá trị cao trong y học cổ truyền của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.

Các nghiên cứu về thành phần hoá học cho thấy, cây Sâm cau (C. orchioides) có chứa glycoside, alkaloid, saponin, triterpenoid, flavone và polysaccharide, … Với thành phần hoạt chất phong phú này, Sâm cau đã được sử dụng rộng rãi trong y học bản địa các nước nhằm bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống ung thư. Sâm cau cũng đã được sử dụng để tăng cường trí nhớ, an thần, bảo vệ thần kinh, điều trị loãng xương, chống đái tháo đường.

Chiết xuất rễ củ cũng được sử dụng như một loại thuốc bổ để khắc phục chứng bất lực, liệt dương, rối loạn tiết niệu; vàng da; hoạt động chống hoại tử và hoạt tính kháng khuẩn[1].

Với tác dụng và tiềm năng to lớn của loài cây thảo dược này trong y dược học, cây Sâm cau đã và đang bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng ngày càng cạn kiệt và nhiều nơi đã biến mất hẳn. Vì vậy, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Việt Nam đã đưa cây Sâm cau vào danh mục của sách đỏ cần được bảo vệ ở mức nguy cấp (mức EN, phân hạng VU A1c,d)[2].

☛ Tìm hiểu chi tiết: Sâm cau và công dụng

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau 1

Nhiều đề tài khoa học đã nghiên cứu đặc điểm thực vật học và đánh giá hoạt tính sinh học của cây Sâm cau để từ đó có những kỹ thuật trồng nhân giống cây này.

Các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây sâm cau như sau:

Đặc điểm sinh trưởng

Cây sâm cau có rễ củ hình trụ, nằm ẩn dưới mặt đất, mặt ngoài sần sùi có màu vàng nâu đậm, mặt cắt màu kem. Các lá đơn thuôn dài hình mũi mác, có phủ lông trên bề mặt và cuống lá có màu xanh hoặc xanh tím.

Hoa có màu vàng tươi, mọc thành cụm dưới bẹ lá từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; sau đó sẽ tạo thành các quả nang, màu trắng xốp, chứa từ 2 – 14 hạt.

Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.

☛ Tham khảo chi tiết: Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau

Phân bố

Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở nước ta, mọc phổ biến ở miền Bắc, có gặp từ Hà Tây (nay là Hà Nội) vào tới Lâm Đồng.
Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần. Gần đây, cây được đưa vào Danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam.

Cụ thể, theo thu thập thì vùng phân bố cây Sâm cau chủ yếu phân bố ở khu rừng lá rộng thường ở độ cao 700 – 1.200 m. Cây cũng có thể phân bố dưới tán rừng thông tại vùng núi thấp, nơi chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng ven biển.

Chúng mọc sát ngay bề mặt đất nơi đất giàu mùn, độ ẩm và độ xốp cao, thoáng khí; thậm chí ngay trên lớp thảm mục của rừng đang phân huỷ. Điều tra điểm khảo sát cho thấy loài Sâm cau phân bố rải rác với số lượng rất ít.

Điều này cho thấy, Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.

Mục tiêu và lợi ích của việc trồng cây Sâm cau

Mục tiêu và lợi ích của việc trồng cây Sâm cau 1

Mục tiêu của việc trồng Sâm cau không chỉ nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc chế biến thuốc Đông y mà còn góp phần bảo tồn một loài thực vật quý hiếm đang dần bị suy giảm do quá trình thu hái tự nhiên. Lợi ích của việc trồng Sâm cau còn thể hiện ở việc tạo ra cơ hội kinh doanh cho các hộ nông dân, đồng thời góp phần vào việc phát triển bền vững ngành dược liệu.

Ngoài ra, việc trồng Sâm cau còn giúp bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì cân bằng sinh thái ở những khu vực trồng trọt.

Kỹ thuật trồng cây sâm cau

Trước thực trạng này, công ty TNHH Tuệ Linh đã tiên phong phát triển một vùng trồng Sâm cau rộng 3 ha ở vùng núi Tây Bắc nhằm bảo vệ loại thảo dược quý này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng đang cận kề áp sát. Xem video bên dưới để rõ.

Sâm cau được nhân giống bằng hạt hoặc bằng mầm. Người dân thường đánh cây con mọc hoang về trồng. Tuy nhiên về kỹ thuật trồng sâm cau thì không phải ai cũng biết.

Cùng xem các kỹ thuật trồng sâm cau cần lưu ý:

Chọn giống

Thông thường người dân thường đánh cây con mọc hoang về trồng. Cách này cần chú ý là rễ sâm cau hình trụ, ăn sâu, khi đánh chú ý dào sâu lấy hết rễ. Nên đánh khi cây còn nhỏ.

Cùng là sâm cau nhưng với vị trí thổ nhưỡng khác nhau cũng cho chất lượng sâm cau khác nhau. Hiện tại cũng có nhiều nghiên cứu khoa học tối ưu hóa chất lượng giống sâm cau. Như nhân giống in vitro, nuối cây mô sau đó nhân giống với số lượng lớn.

Việc nhân giống này rất quan trọng. Thực tế có nhiều nghiên cứu khoa học[3],[4] đã phát triển nguồn giống sâm cau theo mô hình in vitro để áp dụng nhân giống với số lượng lớn. Các nghiên cứu này cũng có những đánh giá kết luận các hóa chất và môi trường phù hợp sử dụng trong nuôi cấy in vitro loài Sâm cau phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây con trong vườn ươm.

Tiêu chuẩn cây giống sâm cau:

  • Chiều cao: khoảng 15 cm.
  • Số lá: trên 3 lá.
  • Đường kính thân: trên 0,6 cm.
  • Trạng thái: sinh trưởng khỏe mạnh, lá xanh đậm, không biểu hiệu sâu bệnh hại.
  • Tuổi: khoảng 60 ngày sau giâm.

Từ những giống sâm cau này chúng ta có thể đem trồng trong môi trường tự nhiên với chăm sóc và thời vụ như bên dưới.

Thời vụ trồng

Sâm cau có thể trồng vào mùa mưa từ tháng 4 – 9 hàng năm, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa (tháng 5 – 6). Các mùa khác cũng trồng được nhưng phải chăm sóc nhiều hơn.

Chuẩn bị đất và vị trí trồng

Phân bố, sinh thái 1

Vùng trồng Sâm cau của công ty TNHH Tuệ Linh

Sâm cau sống rất khỏe, lá xanh tốt quanh năm, vì thế có thể trồng trong chậu, trong bồn như cây xanh. Tuy nhiên sâm cau thường được trồng theo vùng canh tác với quy mô lớn.

Nều trồng canh tác với quy mô lớn thực hiện như sau:

  • Dùng cuốc để tạo hố hoặc rãnh rộng để đặt cây. Cây cần được đặt thẳng đứng, lấp đất nhẹ nhàng quanh gốc và nén chặt, nhưng không nên lấp đất quá cao để tránh làm hại ngọn cây. Sau khi trồng khoảng 4 – 5 ngày, nếu không có mưa, cần tưới nước cho cây.
  • Khi đào hố, hình dạng và khoảng cách giữa các hố nên là 20cm x 25cm hoặc 30cm x 40cm. Nếu có đá, cần lượm bỏ để tránh cản trở sự phát triển của rễ.
  • Đất trồng cần được bón phân lót để tạo độ tơi xốp, và cần được xới xáo định kỳ cùng với việc bón thêm phân.

Kỹ thuật chăm sóc cây

Cây Sâm cau sinh trưởng tốt trong điều kiện như sau:

  • Được che nắng bằng lưới cắt nắng 50%
  • Tưới với lượng nước 800 mL/cây/ngày để duy trì độ ẩm cho cây
  • Làm cỏ kết hợp bón phân và phòng trừ bệnh trên lá vào mùa mưa.
  • Và cần được bón phân định kỳ.

Chăm sóc cây

Trong quá trình chăm sóc cần:

  • Phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn: Làm cỏ 2 – 3 lần trong năm trên toàn bộ diện tích.
  • Xới đất xung quanh cây
  • Vun gốc để phần củ không bị nhô ra khỏi mặt đất.
  • Không làm tổn thương đến cây đặc biệt bộ phận cây đang sinh trưởng dưới mặt đất.

Bón phân

Đối với việc bón phân bao gồm bón lót khi bắt đầu trồng và kéo dài trong quá trình sinh trưởng là thêm 4 lần bón thúc. Cụ thể các lần bón như sau:

  • Bón lót: 3 tấn hữu cơ vi sinh + 500 kg vôi bột + 300 kg Supe lân. Vôi bột nên được rải đều trên toàn bộ diện tích, sau đó bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh và phân lân.
  • Bón thúc lần 1: 100 kg ure + 50 kg kali clorua sau trồng 1-2 tháng.
  • Bón thúc lần 2: 100 kg ure + 100 kg kali clorua vào tháng 7-8 (năm thứ 2)
  • Bón thúc lần 3: 100 kg ure + 350 kg supe lân + 50 kg kali clorua vào tháng 5-6 (năm thứ 2).
  • Bón thúc lần 4: 100 kg ure + 150 kg kali clorua vào tháng 7-8 (năm thứ 2).

Khối lượng phân bón trên dành cho đơn vị diện tích 1 ha. Bón phân xong tưới nước cho phân tan tránh làm tổn thương lá và rễ.

Ngoài ra, cây Sâm cau khá khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, vì vậy hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vât và giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao.

Phòng trừ sâu bệnh

Nhìn chung, cây Sâm cau khá khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, vì vậy hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vât và giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý sâm cau có thể bị gây hại bởi bệnh đốm nâu ở lá do nấm Curvularia sp và bệnh đốm lá do nấm Phoma sp gây ra vào tháng 6 – 8.

  • Bệnh đốm nâu có vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt sau đó phát triển thành các vết bệnh bầu dục màu nâu đậm hơn, sau vết bệnh có màu đen.
  • Bệnh đốm lá vết bệnh lúc đầu hình bầu dục hoặc hình sợi dài, màu nâu về sau vết bệnh lan rộng ra và có màu nâu đỏ, hơi lõm vào trong vỏ, trên đó có các hạt nhỏ màu đen đó là các bào tử.

Phòng trừ bệnh bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây, liều lượng bón từ 4 – 8kg/1.000m2 và có thể tỉa bỏ bớt các lá bị bệnh, tạo độ thoáng cho cây.

Thu hoạch

Sâm cau có thể thu hoạch sau 2 năm trồng hoặc lâu hơn. Thời gian thu hoạch thân rễ quanh năm, tốt nhất vào cuối năm từ tháng 9 – 12, khi cây đã vàng úa, tàn lụi, lá khô, thu hoạch lúc này đảm bảo hàm lượng hoạt chất của cây có thể được tích lũy ở mức cao nhất.

Chuẩn bị ruộng trước thu hoạch: Ruộng trước thời điểm thu hái ít nhất 1 tuần phải đảm bảo không được tưới nước đẫm vì có thể gây bẩn dược liệu, cây hút nước nhiều sẽ làm độ ẩm cao. Sau khi thu hoạch chưa kịp xử lý rất dễ bị hỏng và việc phơi sấy cũng tốn thời gian và nhiên liệu. Nên chọn ngày mát để thu hoạch.

Thu hoạch: Dùng cuốc, thuổng đào bới xung quanh để lấy củ và rễ. Tránh làm xây xát và gẫy củ. Đào và nhổ cả cây, giũ bỏ bớt đất cát, sau đó cắt bỏ phần lá, chỉ dùng phần củ.

Vận chuyển: Thân rễ tươi được vận chuyển bằng xe cơ giới. Xe vận chuyển không được dùng chung với các loại xe chở phân bón, thuốc trừ sâu, gia súc gia cầm và các loại khác có nguy cơ gây bẩn dược liệu. Phương tiện vận chuyển được rửa sạch trước khi sử dụng cho việc vận chuyển.

Link tham khảo và trích dẫn:

  • [1] Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,tập II, tr.693.
  • [2] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II- Thực vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr.396-397.
  • [3] Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng [https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/682] [https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-nhan-giong-in-vitro-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-tu-nuoi-cay-dinh-sinh-truong.html]
  • [4] Xây dựng quy trình canh tác cây Sâm cau giống nuôi cấy mô [https://cesti.gov.vn/bai-viet/CTDS5/xay-dung-quy-trinh-canh-tac-cay-sam-cau-giong-nuoi-cay-mo-ecdcccb9-a65e-4bd4-ba32-1ebc8f4acb6d]
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-sam-cau.html/feed 0
Đinh lăng ngâm với sâm cau: Tráng dương tăng cường sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/dinh-lang-ngam-voi-sam-cau.html https://tracuuduoclieu.vn/dinh-lang-ngam-voi-sam-cau.html#respond Thu, 23 May 2024 06:51:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=76367 Khi tới một số gia đình, có thể bạn sẽ bắt gặp bình rượu thuốc đinh lăng lớn được đặt trong tủ rượu ngoài phòng  khách. Một số nhà còn kết hợp ngâm đinh lăng với một số vị khác nữa, chẳng hạn như sâm cau. Vậy bạn có biết rượu đinh lăng ngâm với sâm cau có tác dụng ra sao hay ngâm như nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?. Hãy cùng tracuuduoclieu.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Đinh lăng ngâm với sâm cau được không?

Đinh lăng ngâm với sâm cau được không? 1

Câu trả lời là , bạn hoàn toàn có thể ngâm đinh lăng với sâm cau. Đây là sự kết hợp phổ biến trong việc ngâm rượu với các loại thảo dược trong Đông y. Đinh lăng có mùi thơm và khi kết hợp với vị ngọt dịu thanh mát của sâm cau, sẽ tạo nên một loại rượu đặc biệt, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cụ thể:

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Đây còn được gọi là nhân sâm của người việt.

Trong khi đó sâm cau có tính mát, vị hơi ngọt, là một vị thuốc bổ dương, bổ thận, tráng kiện gân xương, đã được ghi chép trong nhiều tài liệu cổ về y học cổ truyền.

Sâm cau và đinh lăng, hai vị sâm này không kỵ nhau nên có thể ngâm rượu cùng với nhau. Cụ thể tác dụng như nào khi ngâm chung. Theo dõi mục tiếp theo để rõ.

Công dụng của đinh lăng và sâm cau khi ngâm chung

Công dụng của đinh lăng và sâm cau khi ngâm chung 1

Vậy, công dụng của đinh lăng ngâm với sâm cau là như nào? Khi kết hợp với nhau rượu này có thể giúp bài trừ độc tố và tăng cường sức khỏe. Cụ thể rượu này có tác dụng:

  • Chữa trị tinh lạnh, liệt dương ở nam giới, tử cung lạnh ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
  • Giúp giảm đau nhức toàn thân.
  • Giúp điều trị chứng phong thấp, tê thấp, lưng lạnh đau.
  • Giúp chữa trị hen suyễn, tiêu chảy.

Sự kết hợp của hai loại thảo dược trong việc tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn lựa dược liệu phù hợp, cũng như cách sơ chế, cách ngâm hay tỷ lệ như nào cho đúng và hiệu quả. Đọc chi tiết phần hướng dẫn ở mục bên dưới.

Hướng dẫn ngâm rượu đinh lăng với sâm cau

Với rượu đinh lăng ngâm với sâm cau cần lưu ý khâu chế biến và lựa chọn chính xác loại dược liệu. Đó là:

Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu 1

Nếu bạn chọn đinh lăng khô thì sâm cau ngâm cùng cũng phải là sâm cau khô. Tuy nhiên cách này thì ít người ngâm. Thông thường thì chọn ngâm với đinh lăng tươi và sâm cau tươi. Ở đây cần lưu ý, nếu đã chọn dạng tươi hay khô thì cả đinh lăng và sâm cau đều ở cùng một dạng. Và lưu ý chọn đúng dược liệu như sau:

  • Sâm cau: Chọn đúng loại sâm cau đen, không lẫn sang sâm cau đỏ. Đúng loại mới đúng tác dụng như mô tả bên trên.(☛ Tìm hiểu chi tiết: Sâm cau đỏ hay đen, chọn sao cho đúng?).
  • Đinh lăng: Chọn rễ đinh lăng nếp, loại lá nhỏ, đặc biệt là tuổi đời của củ. Củ đinh lăng phải là loại củ có tuổi từ 5 năm trở lên mới là loại đinh lăng tốt, có thể dùng được để làm thuốc.
  • Rượu ngâm: chọn loại rượu nếp trắng chất lượng 40 độ. Một số người ngâm sử dụng rượu methanol – loại rượu pha chế từ cồn công nghiệp – để ngâm. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc khi dùng.

Ở đây chúng tôi hướng dẫn ngâm rượu đinh lăng và sâm cau đều là loại tươi.

Sơ chế

Sơ chế 1

Thông thường trong ngâm rượu nguyên liệu được chia nhỏ tới kích thước thích hợp để ngâm với dung môi. Tuy nhiên với đinh lăng và sâm cau thì thường được giữ nguyên hình trạng nguyên bản tươi ban đầu để ngâm thêm mục đích trưng bày như một bình rượu quý trong tủ rượu. Cách sơ chế như sau:

  • Đối với sâm cau, cần rửa sạch, ngâm nước vo gạo ít nhất khoảng 1 đêm trước khi ngâm rượu, cách này để loại bỏ độc tính trong sâm cau.
  • Với đinh lăng, rửa sạch, củ tươi thì không cần chế biến gì thêm, thường thì đem ngâm cả củ chứ không thái mỏng. Chính vì thế có những bình rượu lên tới 10- 20 lít thể tích để vừa củ đinh lăng khổng lồ lâu năm.

Sau khi sơ chế để ráo nước và nên tráng qua rượu trước khi cho vào bình ngâm.

Cách ngâm

Tỷ lệ ngâm: 1kg sâm cau đen, 500g rễ đinh lăng ngâm chung với khoảng 5 lít rượu 40 độ,

Thời gian ngâm: 3 tháng 10 ngày. Với những bình rượu lớn dành cho củ đinh lăng lớn lâu năm thì thời gian ngâm thường lâu hơn. Rượu này càng ngâm lâu càng ngon.

Yêu cầu chất lượng

Sau 3 tháng 10 ngày nhận được bình rượu có

  • Màu sắc: màu nâu nhạt hoặc vàng…
  • Mùi vị: có mùi thơm cả dược liệu, vị ngọt cay có khi hơi đắng…
  • Độ trong và độ đồng nhất: rượu thuốc phải trong, dồng nhất, không có cặn bã dược liệu và vật lạ

Ngoài ra, đối với việc ngâm rượu sâm cau còn có thể kết hợp ngâm cùng với các loại nguyên dược liệu khác như ba kích, dâm dương hoắc, nấm ngọc cẩu… Mỗi sự kết hợp ngâm cùng như vậy sẽ mang đến một loại rượu quý với hương thơm, mùi vị, đồng thời nâng cao tầm giá trị mang lại.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương

Lưu ý khi sử dụng đinh lăng ngâm sâm cau

Lưu ý khi sử dụng đinh lăng ngâm sâm cau 1

Khi sử dụng đinh lăng ngâm với sâu cau bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng Sâm cau, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc Đông y. Điều này để biết đối tượng nên và không nên sử dụng. Nhất là những người có bệnh nền cần hỏi rõ điều này.
  • Chú ý cách ngâm rượu đúng liều lượng, kĩ thuật, không gian nhiệt độ bảo quản cũng phù hợp tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nên sử dụng bình thủy tinh để ngâm rượu. Vừa tránh những tác dụng không mong muốn mà lại còn có thể trưng bày tủ rượu. Lưu ý không sử dụng bình nhựa để ngâm.
  • Thời điểm uống: Nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn, chia làm 2 lần trong ngày. Điều này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và tránh được tình trạng kích ứng dạ dày nhất là khi bạn có bệnh nền về dạ dày.
  • Liều lượng: Cần tuân thủ đúng liều lượng kể cả khi ngâm và khi uống. Mỗi lần chỉ được uống 1-2 chén hạt mít uống rượu.
  • Chú ý phản ứng cơ thể: Cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể khi sử dụng rượu lầ đầu để kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu không tốt.

Bài viết là thông tin liện quan đến bình rượu đinh lăng ngâm với sâm cau, tác dụng như nào cũng như hướng dẫn chi tiết cách ngâm như nào cho đúng cách và hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ sớm phản hồi.

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dinh-lang-ngam-voi-sam-cau.html/feed 0
Sâm cau có đun nước uống được không? Tác dụng như nào? https://tracuuduoclieu.vn/sam-cau-co-dun-nuoc-uong-duoc-khong.html https://tracuuduoclieu.vn/sam-cau-co-dun-nuoc-uong-duoc-khong.html#respond Wed, 22 May 2024 01:19:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=76393 Sâm cau, một loại thảo dược quý trong kho tàng y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều loại bệnh. Vậy bạn đã biết cách dùng sâm cau như nào cho đúng chưa? Liệu sâm cau có đun nước uống được không? Tác dụng như nào? Cùng theo dõi bài viết này để rõ nhé!

Sâm cau dùng như nào?

Giống như các vị thuốc đông y, sâm cau có thể dùng để sắc thuốc và ngâm rượu dưới dạng tươi và khô. Có thể dùng riêng biệt hay kết hợp các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

Sắc thuốc uống

Sắc thuốc uống 1

Sắc thuốc từ Sâm cau là một phương pháp truyền thống trong việc sử dụng thảo dược này để hỗ trợ sức khỏe. Sâm cau có thể được sử dụng ở cả hai dạng: khô và tươi. Mặc dù cả hai hình thức đều có giá trị, dạng khô của sâm cau thường được ưa chuộng hơn do tính tiện lợi và khả năng bảo quản lâu dài. (Sâm cau khô là kết quả của quá trình thu hái cẩn thận từ những vùng núi cao, nơi mà loại thảo dược này mọc tự nhiên, sau đó được phơi khô để sử dụng dần.)

Với sắc thuốc uống cần tuân thủ theo liều lượng như sau: dạng khô sâm cau dùng ngày 20g, còn với dạng tươi ngày dùng 40g.

Cách sắc dùng như sau:

  • Rễ sâm cau đem sắc với 1 lít nước đun cạn lấy khoảng 300 ml nước.
  • Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.

Sắc cùng các vị thuốc đông y khác

Sắc cùng các vị thuốc đông y khác 1

Trong y học cổ truyền, Sâm cau không chỉ được sử dụng độc lập mà còn được phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác để tạo nên các bài thuốc có hiệu quả điều trị cao. Việc kết hợp này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của từng vị thuốc mà còn hỗ trợ chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Các bài thuốc này, hay còn gọi là “thang thuốc”, được điều chế dựa trên sự kết hợp giữa các vị thuốc liên quan đến công năng với liều lượng và tỷ lệ phối hợp phù hợp, có thể được điều chỉnh tùy gia giảm theo thể trạng và tình trạng bệnh của từng người.

Dưới đây là một số bài thuốc mà sử dụng sâm cau kết hợp với các vị thuốc khác được ghi chép lại:

  • Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai: Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa sốt xuất huyết: Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g sao đen. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Lưu ý: Liều lượng và tỷ lệ phối hợp cần theo dõi theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc Đông y.

Ngâm rượu

Ngâm rượu 1

Sâm cau cũng được dùng để ngâm rượu với tác dụng chủ yếu liên quan đến bổ dương hay bệnh xương khớp. Khi dùng ngâm rượu cần phải tuân thủ liều lượng tỷ lệ ngâm cùng như liều dùng hằng ngày. Thời gian ngâm tùy vào nguyên liệu ngâm sâm cau dạng tươi hay dạng khô và nguyên liệu kết hợp có thể sẽ khác nhau. Thông thường bình rượu ngâm 3 tháng trở lên để đảm bảo rượu ngấm đủ tinh chất.

Dưới đây là công thức 2 bình rượu thuốc sâm cau được ghi chép cụ thể:

  • Bình rượu chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hơn. Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml
  • Bình rượu chữa tê thấp, đau mình mẩy: Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g, rượu trắng 650ml, Ngâm trong 7 ngày hay hơn. Ngày uống 50ml chia hai lần.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Sâm cau ngâm rượu

Sâm cau có đun nước uống được không?

Sâm cau có đun nước uống được không? 1

Sâm cau đun nước uống được không? câu trả lời là . Thực tế đun nước uống uống là hình thức gọi khác của việc sắc thuốc trong đông y.

Đây là phương pháp nấu (sắc) thang thuốc (phương thuốc) với nhiệt độ sôi, ở áp suất thường, trong thời gian nhất định. Phương pháp này phổ biến thường dùng trong y học cổ truyền.

Khi đun sắc thuốc cần phải tuân thủ kỹ thuật sắc khác nhau cho thuốc lấy khí hay lấy vị. Như danh y Lý Thời Trần, người Trung Quốc từng nói: “Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, những sắc lỗ mạng vội vàng, dùng lửa không đúng độ thì thuốc cũng không công hiệu.”

Với phương pháp dùng sâm cau đun nước uống bạn cần chú ý các điều sau để đảm bảo hiệu quả cao:

Ấm đun:

Sâm cau đun nước uống là kỹ thuật sắc thuốc lấy vị
Sâm cau đun nước uống là kỹ thuật sắc thuốc lấy vị

Nên chọn ấm đất nung hình trái cam có dung tích 1.5 lít đến 2,5 lít, dung tích này phù hợp với khối lượng thuốc 80g đến 150g. Cụ thể với các lý do sau:

  • Khi sắc thuốc: đun nước đầu đổ 3 bát nước(tương đương với 600-750ml) lượng nước này chiếm khoảng nửa thể tích ấm nên khi nước sôi, thuốc không trào ra ngoài.
  • Thêm nữa đất nung là vật liệu truyền nhiệt chậm phù hợp với đun sắc thuốc hơn so với dạng nhôm hay inox khi đun lửa to liên tục.
  • Ấm đất nung cũng hầu như không gây tương tác gì với thuốc.

Chọn và sơ chế sâm cau:

Chọn đúng loại sâm cau đen, không lẫn sang cây bồng bồng. Loại sâm này mới đúng tác dụng như mô tả bên trên.( ☛ Tìm hiểu chi tiết: Cây sâm cau và cây bồng bồng).

Sâm cau cần được bào chế, phân nhỏ đúng kích thước tiêu chuẩn để rút ngắn thời gian đun sắc thuốc (tầm 30 phút)

Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15-30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.

Cách đun:

Sâm cau là dạng sắc thuốc lấy vị. Người ta thường đổ 3 bát nước sắc đến khi lấy ra được 1 bát nước thuốc.

Bạn cũng có thể áp dụng theo kinh nghiệm sắc với thang thuốc y học cổ truyền thông thường như sau:

  • Sắc thuốc tối thiểu 2 lần
  • Nước thứ 1: Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén.
  • Nước thứ 2: Đổ 3 chén nước, sắc còn 8 phân.
  • Trộn các nước thuốc lại với nhau để được đồng đều về chất lượng.

Cách dùng:

Bạn có nên uống nước đun khi còn ấm nóng và bát nước thuốc thu được nên chia ngày uống 3 lần và uống sau bữa ăn khoảng 15 phút là tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Đinh lăng ngâm với sâm cau được không?

Sâm cau đun nước uống có tác dụng như nào?

Sâm cau đun nước uống có tác dụng như nào? 1

Như đã nói ở trên, sâm cau, một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng phổ biến dưới dạng đun nước uống. Loại sâm này có chứa các hoạt chất có lợi cho việc bổ thận, tráng dương, và mạnh gân cốt. Dưới đây là thông tin chi tiết về tác dụng và những lưu ý khi sử dụng Sâm cau theo cách này:

  • Bổ thận, tráng dương: Sâm cau giúp cải thiện chức năng thận, tăng cường sức khỏe sinh lý.
  • Mạnh gân cốt: Thường được sử dụng để tăng cường sức mạnh của xương và cơ.
  • Điều hòa tiêu hóa: Có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày.
  • Chữa suy nhược cơ thể: Hỗ trợ trong việc phục hồi sức khỏe cho những người mệt mỏi, suy nhược.
  • Đau lưng: Có thể giảm bớt các cơn đau lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Viêm thận mạn: Sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ở thận.
  • Viêm khớp: Giúp giảm viêm và đau ở các khớp.
  • Kinh nguyệt không đều: Đối với phụ nữ, Sâm cau có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý khi dùng sâm cau đun nước uống

Lưu ý khi dùng sâm cau đun nước uống 1

Khi sử dụng Sâm cau dưới dạng đun nước uống, bạn cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc điều trị:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng Sâm cau, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc Đông y. Đây là việc quan trọng trước tiên.
  • Tuân thủ liều lượng: Cần tuân thủ đúng liều lượng đã được chỉ định để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Không sử dụng lâu dài: Do Sâm cau có chứa nội độc tố, không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài.
  • Đảm bảo đúng các kỹ thuật đun sắc đã nhắc ở phần trên. Cần lưu ý thêm là luôn đậy nắp nồi khi sắc thuốc. Điều này giúp tránh thuốc bị trào ra ngoài và cũng giữ cho các tinh chất trong thuốc không bị bay hơi quá nhiều.
  • Thời điểm uống thuốc: Nên uống thuốc sau bữa ăn, chia làm 2 lần trong ngày. Điều này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và tránh được tình trạng kích ứng dạ dày nhất là khi bạn có bệnh nền về dạ dày.
  • Tránh uống khi no quá hoặc đói quá: Uống thuốc khi bụng quá no hoặc quá đói có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc và gây ra các phản ứng không mong muốn như buồn nôn hoặc kích ứng dạ dày.
  • Kiêng kỵ khi dùng Sâm cau: Cần lưu ý đến các kiêng kỵ khi phối hợp Sâm cau với các vị thuốc khác. Mỗi vị thuốc có thể có những tương tác khác nhau, do đó cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y để tránh kết hợp những vị thuốc có thể gây phản ứng tiêu cực khi dùng chung.
  • Chú ý phản ứng cơ thể: Cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể khi sử dụng Sâm cau để kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu không tốt.

Những lưu ý này giúp tối ưu hóa công dụng của Sâm cau và các vị thuốc đi kèm, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Đảm bảo tuân theo những hướng dẫn này sẽ giúp quá trình sử dụng Sâm cau đun nước uống trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

Những lưu ý trên không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của sâm cau mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, việc lựa chọn sâm cau chất lượng là vô cùng quan trọng. Với giá trị dược liệu quý hiếm, sâm cau hiện đang bị làm giả rất nhiều trên thị trường. Do đó, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo và chỉ nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về cách phân biệt sâm cau thật và giả, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết: Cách nhận biết sâm cau thật giả theo chuyên gia dược liệu

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sam-cau-co-dun-nuoc-uong-duoc-khong.html/feed 0
Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương https://tracuuduoclieu.vn/ngoc-cau-ngam-voi-sam-cau.html https://tracuuduoclieu.vn/ngoc-cau-ngam-voi-sam-cau.html#respond Mon, 20 May 2024 05:49:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=76402 Bạn đã từng nghe nhắc đến những bình rượu bổ dương thì không thể không biết đến những vị như nấm ngọc cẩu hay sâm cau. Rượu ngâm nấm ngọc cẩu với sâm cau liệu có phải là sự kết hợp hoàn hảo. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách thức ngâm rượu này và những lưu ý quan trọng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nấm ngọc cẩu có ngâm với sâm cau được không?

Nấm ngọc cẩu có ngâm với sâm cau được không? 1

Rất nhiều người thắc mắc rằng nấm ngọc cẩu có ngâm được với sâm cau hay không? Câu trả lời là . Hai vị này không kỵ nhau mà còn có tác dụng bổ trợ cho nhau. Cụ thể:

Nấm ngọc cẩu: có vị ngọt, tính ấm, tác động đến các kinh mạch của thận, gan và ruột già. Tác dụng chủ yếu là tăng cường sinh lực cho thận, tăng cường dương và thư giãn ruột.

Tìm hiểu thêm: Nấm ngọc cẩu loại tươi hay khô thì tốt hơn?

Trong khi đó, sâm cau: có vị cay tính ấm, quy vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương.

Đây là hai vị bổ dương, tốt cho thận và được dùng thông dụng với dạng rượu thuốc.

Hơn nữa về mùi vị, nấm ngọc cẩu có mùi thơm đặc biệt ngâm kết hợp với vị ngọt dịu thanh mát của sâm cau tạo nên vị hòa quyện độc lạ ấn tượng: mùi thơm lan tỏa cộng với vị hơi ngọt dịu mùi vị rượu rất thanh.

Nếu bạn đã uống rượu ngâm mỗi nấm ngọc cẩu không thì bạn sẽ thấy vị chát nhiều khi cần phải thêm chút mật ong. Tuy nhiên khi kết hợp với sâm cau thì vị chát này dịu đi thay vào đó là vị thanh mát dễ uống.

Tác dụng của rượu nấm ngọc cẩu với sâm cau

Tác dụng của rượu nấm ngọc cẩu với sâm cau 1

Sự kết hợp giữa nấm ngọc cẩu và sâm cau trong rượu ngâm không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn hứa hẹn những lợi ích sức khỏe như:

  • Tăng cường sinh lý: Cả hai thảo dược này đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý, giúp tăng cường sức khỏe và sức bền.
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu: Nấm ngọc cẩu có thể giúp cải thiện lưu thông máu, trong khi sâm cau cũng được cho là có khả năng tương tự, từ đó giúp giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tìm hiểu thêm: Cây sâm cau có tác dụng gì?

Điều cần thiết nhất là phải xử lý nguyên liệu một cách cẩn thận trước khi tiến hành ngâm rượu. Vì đây là loại rượu có công dụng bổ dương, bạn có thể sử dụng nó như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hãy hạn chế lượng tiêu thụ, chỉ nên uống khoảng 3-4 ly nhỏ mỗi ngày. Nhớ rằng, việc sử dụng quá mức bất kỳ thứ gì cũng không mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nấm ngọc cẩu, với những công dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường sinh lý và hỗ trợ tuần hoàn máu, có thể được ngâm cùng sâm cau. Sự kết hợp này tạo nên một loại rượu bổ dương, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Ngọc cẩu ngâm với sâm cau kết hợp như nào?

Ngọc cẩu ngâm với sâm cau kết hợp như nào? 1

Nấm ngọc cẩu ngâm với sâm cau tạo thành bình rượu bổ dương tuyệt vời. Bên cạnh đó chúng cũng có thể kết hợp với các vị thuốc khác nữa.

Dưới đây hướng dẫn chi tiết từng cách kết hợp Nấm ngọc cẩu với Sâm cau

Ngâm rượu ngọc cẩu với sâm cau

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Nấm ngọc cẩu tươi: 1kg
  • Sâm cau tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 9 lít
  • Bình thủy tinh: có kích thước phù hợp để đựng rượu ngâm

Cách thức ngâm:

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch rễ củ nấm ngọc cẩu và sâm cau. Để nguyên liệu khô tự nhiên bằng cách để ráo nước. Sau đó có thể tráng qua nguyên liệu với rượu.
  • Chuẩn bị bình ngâm:• Chọn bình thủy tinh sạch, khô và có thể đậy kín được.

Ngâm rượu:

  • Đặt nấm ngọc cẩu và sâm cau vào hũ thủy tinh.
  • Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập hết nguyên liệu.
  • Đậy kín nắp và để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Thời gian ngâm: khoảng 3 tháng 10 ngày.

Trường hợp không có nguyên liệu tươi bạn có thể dùng nguyên liệu dạng khô với tỷ lệ như sau: 0.2kg nấm ngọc cẩu khô ngâm với 1kg sâm cau và 8-9 lít rượu. cũng ngâm trong vòng 3-4 tháng rồi dùng.

Tham khảo: Cách chọn nấm ngọc cẩu

Ngâm cùng các vị bổ dương khác

Bạn có thể thêm vào bình ngâm các vị thuốc khác như ba kích, dâm dương hoắc để tăng cường công dụng bổ dương của rượu.

Ngâm rượu ngọc cẩu, sâm cau với các vị bổ dương khác như:

  • Ba kích: Thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe sinh lý và hỗ trợ tuần hoàn máu.
  • Dâm dương hoắc: Giúp cải thiện sức khỏe sinh lý và tăng cường sức đề kháng.
  • Nhục thung dung: có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo và hoạt tràng.

Cách ngâm:

  • Chuẩn bị các vị thuốc theo tỷ lệ phù hợp. Rửa sạch và để khô hoàn toàn trước khi ngâm.
  • Cho các vị thuốc vào bình thủy tinh sạch và đổ rượu trắng vào cho ngập nguyên liệu.
  • Đậy kín nắp và để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 3 tháng 10 ngày là dùng được.

Về tỷ lệ các vị thuốc này khi ngâm rượu bạn cần phải tham khảo người có chuyên môn. Với mỗi thể trạng có những gia giảm liều lượng phù hợp.

Lưu ý khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau

Lưu ý khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau 1

Khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cần hỏi ý kiến người có chuyên môn như bác sĩ đông y, nhất là khi bạn có những bệnh lý nền.
  • Không nên sử dụng rượu ngâm khi đang điều trị bệnh hoặc dùng các loại thuốc khác.
  • Rượu ngâm có thể sử dụng hàng ngày nhưng không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống khoảng 3-4 ly nhỏ mỗi ngày. Không nên lạm dụng rượu ngâm vì việc sử dụng quá mức có thể không tốt cho sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về việc ngâm nấm ngọc cẩu với sâm cau. Tuy nhiên, để bài thuốc đạt hiệu quả cao, việc lựa chọn sâm cau chuẩn là yếu tố quyết định. Với giá trị kinh tế cao, sâm cau đang bị làm giả tràn lan trên thị trường. Đặc biệt, nhiều người nhầm lẫn giữa sâm cau và cây bồng bồng. Vì vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức để phân biệt hai loại cây này là vô cùng cần thiết. Xem chi tiết bài viết: Hướng dẫn phân biệt sâm cau và cây bồng bồng

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngoc-cau-ngam-voi-sam-cau.html/feed 0
Cây sâm cau và cây bồng bồng: Cần phân biệt tránh nhầm lẫn https://tracuuduoclieu.vn/cay-sam-cau-va-cay-bong-bong.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-sam-cau-va-cay-bong-bong.html#respond Thu, 09 May 2024 02:07:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=76395 Sự nhầm lẫn giữa sâm cau và bồng bồng có thể dẫn đến việc sử dụng sai lầm trong y học cổ truyền. Để tránh điều này, việc phân biệt chính xác giữa hai loại cây này là cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể dễ dàng nhận biết và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe.

Cây sâm cau và cây bồng bồng là hai cây khác nhau

Cây sâm cau và cây bồng bồng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng thực tế chúng là hai loại cây khác biệt, mỗi loại có những đặc điểm và công dụng riêng biệt. Dưới đây là thông tin giới thiệu về hai loại cây này:

Giới thiệu về cây sâm cau

Giới thiệu về cây sâm cau 1

Cây Sâm cau là cây được biết đến với công dụng tráng dương bổ thận, được nhiều sách y học ghi chép lại. Cụ thể như sau:

  • Tên khoa học: Curculigo orchioides, thuộc họ Hypoxidaceae
  • Tên tiếng anh:
  • Tên gọi khác: Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao).
  • Bộ phận sử dụng: Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc, rồi phơi khô.
  • Tính vị, quy kinh: Tính ấm, vào tỳ, vị
  • Tác dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục (Rễ sắc uống).
  • Đặc điểm hình thái: Cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, hình mũi mác hẹp.
    • Cây thảo, lá hẹp, cao khoảng 20 – 30 cm.
    • Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp.
    • Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
    • Hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng.
    • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm.
    • Rễ củ: là bộ phận dùng cho chữa bệnh

Xem đầy đủ: Sâm cau đỏ

Giới thiệu về cây bồng bồng

Giới thiệu về cây bồng bồng 1

Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi: Cây bồng bồng còn có tên gọi là cây nam tỳ bà hay dân ta thường gọi là cây lá hen. Cây này còn được ghi tránh nhầm lẫn với 1 cây cùng tên thuộc họ Hành tỏi, thường dùng nấu với tôm làm canh. Cụ thể cây này như sau:

  • Tên khoa học: Folium Calotropis giganteae R.Br thuộc họ Thiên Lý Asclepiadaceae.
  • Tên tiếng anh: Giant milkweed, Mudar plant, Asclepiad tree leaves.
  • Tên gọi khác: Lá hen, Nam tỳ bà, Bòng bòng, bàng biển.
  • Bộ phận sử dụng: Lá bánh tẻ của cây bồng bồng
  • Tính vị, quy kinh: Đắng hơi chát, mát.
  • Tác dụng: tiêu độc tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho.
  • Chủ trị: Trị hen suyễn. Lá tươi giã đắp trị rắn cắn, lá khô đốt thành than, trộn dầu vừng chữa mụn nhọt chốc lở.
  • Đặc điểm hình thái:
    • Cây thân gỗ nhỏ, cao 5-7m, rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng.
    • Cành có lông trắng, lá mọc đối dài 12-20 cm rộng 5-11 cm không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyết trắng
    • Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn, đều đẹp, đường kính 5cm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe. 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng. Bao phấn hàn liền với đầu nhụy. Hạt phấn của mỗi ô hợp thành 1 khối có chuôi và gót đính. 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhụy đính liền với các bao phấn.
    • Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm trên hạt có chùm lông
    • Ra hoa gần như quanh năm chủ yếu từ táng 12 -1.

Xem đầy đủ: Cây bồng bồng

Tại sao có sự nhầm lẫn giữa cây sâm cau và cây bồng bồng

Tại sao có sự nhầm lẫn giữa cây sâm cau và cây bồng bồng 1

Theo mô tả hình thái, thì hai cây sâm cau và cây bồng bồng hầu như không có điểm chung. Tuy nhiên tại làm sao mà chúng lại hay bị nhầm và tráo đổi với nhau?

Thực tế thì chúng vẫn thường bị nhầm lẫn với nhau trên thị trường, đặc biệt là khi ở dạng củ. Nguyên nhân chính của sự nhầm lẫn này có thể do một số yếu tố sau:

  • Đặc điểm hình thái: Cả hai loại cây đều có phần rễ củ, và khi không được phân biệt một cách cẩn thận, chúng có thể trông khá giống nhau, đặc biệt là khi củ chưa được làm sạch hoàn toàn. Hoặc khi đã ở dạng sấy khô, thái miếng nhỏ hay tán bột thì việc nhận biết lại càng khó.
  • Tác dụng dược tính: Mặc dù sâm cau và bồng bồng có những tác dụng dược tính khác nhau, nhưng do thiếu hiểu biết, người tiêu dùng có thể không nhận biết được sự khác biệt này.
  • Thiếu thông tin: Sự thiếu hụt thông tin chính xác và kiến thức về cách phân biệt hai loại cây này cũng góp phần vào việc nhầm lẫn.
  • Thị trường: Trên thị trường có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm được gọi là sâm cau với các tên gọi khác nhau, điều này tạo ra sự hỗn loạn và khó khăn trong việc phân biệt.

Phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng tránh nhầm lẫn

Để phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng, các bạn cùng xem bảng sau để rõ:

Đặc điểm, tính chất   Cây sâm cau   Cây bồng bồng
Tên khoa học  Curculigo orchioides, Thuộc họ: Hypoxidaceae Calotropis giganteae, Thuộc họ: Asclepiadaceae
Đặc điểm hình thái Cây sâm cau

  • Cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp.
  • Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất.
  • Màu sắc củ, rễ: Nâu vàng
Cây bồng bồng

  •  Cây nhỏ, cao 5 – 7m.
  • Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng
  • Màu sắc củ, rễ: Đỏ hồng
Thành phần hóa học
Cartenoid Chưa NC
Tinh dầu Ít
Saponin Nhiều Chưa NC
Hàm lượng chất cycloartan triterpen saponin(có tác dụng sản sinh tinh dịch) 3,88% Không có
Tính vị theo YHCT
  • Vị cay. Tính ấm, vào tỳ, vị
  • Làm thuốc bổ, chữa liệt dương
  • Tính mát
  • Chữa lỵ, lợi tiểu
Các tác dụng đã được chứng minh
  • Tăng lực
  • Tăng cường sinh lý
  • Tăng chất lượng và số lượng tinh trùng
  • Tăng miễn dịch, bảo vệ gan, thư giãn thần kinh….
  • Chưa NC
Độc tính Không độc LD50=175mg/kg

Đặc biệt cần chú ý đến phân biệt phần củ của 2 cây này khi ở dạng tươi mới thu hoạch dễ phân biệt nhất. Cụ thể:

  • Củ sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân rễ chính.
  • Trong khi củ bồng bồng thường rất nhẵn, vỏ đỏ hoặc cam. Phân nhánh rất nhiều. Thể chất củ mềm, nhiều nước.

Tầm quan trọng của việc phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng

Tầm quan trọng của việc phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng 1

Việc phân biệt chính xác giữa cây sâm cau và cây bồng bồng là rất quan trọng vì mỗi loại có những công dụng và tác dụng dược tính khác nhau. Sâm cau (Curculigo orchioides) được biết đến với khả năng bổ thận, tráng dương, và tăng cường sinh lý nam, trong khi bồng bồng (Calotropis giganteae) có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Sự nhầm lẫn giữa hai loại này có thể dẫn đến việc sử dụng sai cách, không đạt được hiệu quả mong muốn và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe nếu không biết cách sử dụng đúng.

Ngoài ra, sâm cau là một loại dược liệu quý hiếm và đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam do số lượng ít ỏi trong tự nhiên. Trong khi đó, các sản phẩm giả mạo hoặc nhầm lẫn có thể không chứa các thành phần hoạt tính cần thiết để đạt được tác dụng mong đợi, hoặc thậm chí có thể chứa độc tố nếu không được xử lý đúng cách.

Do đó, việc phân biệt đúng giữa sâm cau và bồng bồng không chỉ giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng nhái mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm từ hai loại cây này. Điều này đòi hỏi sự am hiểu và kiến thức chuyên môn về đặc điểm hình thái và thành phần hóa học của chúng.

Tài liệu tham khảo:

  • Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam giáo sư Đỗ Tất Lợi tr 910-912, tr 718-719
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tr 257-260
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-sam-cau-va-cay-bong-bong.html/feed 0
Mua Sâm cau giả trả bằng tiền thật – nhận biết sâm cau giả https://tracuuduoclieu.vn/mua-sam-cau-gia-tra-bang-tien-that.html https://tracuuduoclieu.vn/mua-sam-cau-gia-tra-bang-tien-that.html#respond Mon, 15 Nov 2021 07:24:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63468 Trong y học cổ truyền Sâm cau được biết đến là dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bồi bổ cơ thể, đau lưng, viêm khớp, đặc biệt sâm cau còn được ví là thần dược tráng dương của nam giới. Việc mua bán Sâm cau hiện nay rất đơn giản chỉ bằng 1 cú nhấp chuột là bạn cũng đã có thể mua được cả chục cân Sâm cau 1 cách dễ dàng. Tuy vậy nhiều người lại mua phải sâm cau giả, sâm cau kém chất lượng? Vậy nguyên nhân sự việc này đến từ đâu?

Mua Sâm cau giả trả bằng tiền thật - nhận biết sâm cau giả 1

Hình ảnh hoa Sâm cau

 

Nguyên nhân gây ra nhầm lẫn về cây Sâm cau

Sâm cau là thảo dược quý mọc phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, đặc biệt ở vùng Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Dược liệu này thường được người dân bản địa thu hái trong rừng sâu sau đó đem ra chợ bày bán rất nhiều. Tuy nhiên lại có một sự thật là mặc dù khi bạn đến tận “thủ phủ” của Sâm cau thì bạn chưa chắc đã mua được đúng dược liệu này như trong trường hợp sau đây:

Trong một lần đi công tác tại Lào Cai, anh Nguyễn Hoàng A. có đến khu chợ dược liệu để mua quà. Nghe nói dược liệu ở Lào Cai nhiều mà đa dạng chủng loại nên anh rất hào hứng. Đang đi xem thì anh bị thu hút bởi 1 sạp hàng có nhiều củ to kiểu như củ sắn, đường kính bằng cái cán rựa, màu đỏ thẳng đều. Thấy anh chăm chú, bà bàn hàng là sâm cau đấy, bổ lắm đấy, cái này còn tốt cho chuyện vợ chồng, cháu lấy nhiều bà chỉ bán 50kg/cân thôi, mà lựa củ thoải mái, về ngâm mà uống. Thế rồi thấy ông anh bên cạnh cuối xuống lựa được 10kg củ to, anh A. cũng mua 5 kg về ngâm rượu gạo đãi khách dịp Tết.

Một hôm, anh họ của anh A. là dược sĩ đến nhà chơi, thấy anh ấy cất hủ rượu “sâm cau” đỏ trong tủ kính, anh ấy nhìn hồi lâu rồi nói không phải sâm cau thật. Anh ấy bảo, sâm cau thật bây giờ rất hiếm, củ, rễ không to, đều, màu sắc đẹp mắt như thế, đấy là rễ cây phất dụ lá hẹp hay còn gọi là bồng bồng. Anh còn mở điện thoại tìm trên mạng hình ảnh sâm cau thật và cây bồng bồng, cây phất dụ lá hẹp để chứng minh cho tôi xem. Nhìn ảnh anh đưa, lúc này anh A. mới ngỡ ngàng vì loại cây này rất giống với một loại cây cảnh đang trồng trong nhà. Cũng tiếc lắm nhưng anh A. vẫn phải mang đổ đi hũ rượu đã ngâm hơn 1 năm nay vì có giữ lại cũng không để làm gì mà uống vào còn độc cả người.
Nguyên nhân gây ra nhầm lẫn về cây Sâm cau 1

Rễ cây bồng bồng mà anh Nguyễn Hoàng A. mua nhầm tưởng là cây Sâm cau

Câu chuyện của anh Nguyễn Hoàng A. là một trong rất nhiều câu chuyện khác mà chúng tôi biết được về cây sâm cau giả. Anh A. mua tận mắt, bắt tận tay như vậy mà còn bị mua nhầm vậy thì những người bán online kia liệu chúng ta có tin tưởng được? Chưa kể là còn đến từ những thông tin mập mở trên internet.

Khi chúng tôi thử tìm kiếm cụm từ khóa “Sâm cau” trên internet thì thấy có rất nhiều thông tin về cây này từ mô tả cây, công dụng như nào, cách chế biến Sâm cau ra làm sao,… Những thông tin này rất chi tiết cho người xem, tuy nhiên nhiều trang mạng không đề cập đến hình ảnh của cây Sâm cau, hoặc nếu có thì chỉ có 1 ảnh duy nhất lại mờ và cũng không trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng. Vậy những bài viết này đảm bảo thông tin chính xác?

Tiếp đến chúng tôi chuyển qua tìm kiếm hình ảnh cây Sâm cau thì lại thêm một ma trận ảnh hỗ lộn thật thật giả giả. Cái ảnh này là hình 1 loại rễ cây đỏ đỏ đề nội dung là rễ sâm cau, thế mà một cái ảnh khác là rễ cây mà đen cũng đề nội dung rễ sâm cau. Mà hài hước ở chỗ khi Click và ảnh để xem chi tiết thì bài nào cũng khẳng định đây là sâm cau thật, là thần dược bồi bổ tốt cho sức khỏe. Vậy tin bài nào? Nếu là 1 cây sâm cau sao ảnh của chúng lại không giống nhau?

Nguyên nhân gây ra nhầm lẫn về cây Sâm cau 2

Hình ảnh cây bồng bồng lẫn lộn với cây Sâm cau thật trên mạng internet

Cũng qua tìm hiểu tình hình dược liệu sâm cau ở các chợ dược liệu truyền thống hiện nay, việc mua bán dược liệu sâm cau cũng rất là “đơn giản” như tìm kiếm thông tin cây sâm cau vậy. Cái “Đơn giản” ở đây là người bán thì nghe tên Sâm cau rồi lấy trong túi, trong bao cân rồi đóng gói dược liệu lại. Còn người đi mua sâm cau ở cửa hàng đa phần không biết phân biệt dược liệu thật giả. Họ chỉ biết tên dược liệu là sâm cau rồi nói với người bán, có khi còn quên cả tên cây mà chỉ biết cây này chữa bệnh này bệnh kia rồi kể cho người bán hàng xem là loại gì như vậy không để mua mà không biết thực tế cây đó ra sao. Còn có nhiều người mua dược liệu qua truyền miệng người quen, họ bảo dùng tốt lắm thì cũng mua về dùng chứ chưa biết thực hư như nào.

Thử hỏi xem bao nhiêu phần trăm trong đó mua được Sâm cau thật đây khi hàng giả hàng thật cứ thật giả lẫn lộn?

Nhận biết sâm cau giả như thế nào?

Vậy thì chúng tôi đang đặt câu hỏi làm thế nào để biết được đâu là cây sâm cau thật tránh gây nhầm lẫn khi mua và sử dụng?

Để đi tìm cây sâm cau thật, chúng tôi đã tham khảo kỹ lưỡng trong cái tài liệu dược liệu chính thống hiện nay như trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi hay trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược liệu xuất bản đã miêu tả rõ về cây Sâm cau như sau:

  • Cây Sâm cau có tên khoa học là sâm cau là Curculigo orchioides Gaertn., thuộc họ Hypoxidaceae (Sâm cau).
  • Sâm cau còn có tên gọi khác là cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao.
  • Về đặc điểm mô tả, Sâm cau là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20 – 30 cm. Cây có thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng. Quả nang, thuôn. Mùa hoa quả từ tháng 5 – 7.
  • Về công dụng, Sâm cau có tác dụng kiện gân cốt, giảm chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp. Rễ cây sâm cau còn có chất Curculigin A giúp tráng dương bổ thận, tốt cho nam giới.

Nhận biết sâm cau giả như thế nào? 1

Cây Sâm cau thật (bên trái), cây bồng bồng (bên phải )

Còn cây sâm cau giả mạo kia hay còn gọi là sâm cau đỏ thì là cây bồng bồng (Dracaena augustifolia Roxb.) có thân cao từ 1 – 3m, to 1cm, không nhánh, rễ nạc mọc dài, phình to thành củ màu đỏ. Loài này thường được dùng trị đòn ngã ngoại thương xuất huyết.

Với nhiều công dụng tuyệt vời nên Sâm cau được rất nhiều quý ông săn đón, tìm mua để sử dụng. Tuy nhiên không nhiều người biết rõ hình thái Sâm cau để mua đúng dược liệu. Trong khi đó, Sâm cau đang được bán phổ biến trên mạng hay các khu du lịch, chợ dược liệu lại là rễ của một số loài cây thuộc họ Huyết giác mà phổ biến nhất là rễ cây bồng bồng.Cây bồng bồng thực chất không hề có tác dụng tăng cường bản lĩnh phái mạnh, thậm chí còn có thể gây độc.

Mời các bạn cùng xem Video nhận biết sâm cau giả của PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu (Bộ Y tế)

Qua trao đổi với TS.BS. Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y Tế ông cho biết: “Sâm cau vùng Tây Bắc là dược liệu quý hiếm được các quý ông săn đón, tìm mua với công dụng chữa liệt dương, yếu sinh lý, làm mạnh gân xương… Tuy nhiên không nhiều người biết rõ hình thái Sâm cau để mua đúng dược liệu. Trong khi đó, loại ” Sâm cau” đang bán phổ biến trên mạng hay trong chợ dược liệu lại là rễ cây Bồng bồng (Dracaena angustifolia). Rễ cây này thực chất không hề có tác dụng tăng cường sinh lý, thậm chí còn có thể gây tác hại vì toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc”.

Cũng theo TS. Lê Hoàng Duy cũng khẳng định: “Từ y học cổ truyền cho đến nghiên cứu hiện đại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác nhận hoạt tính sinh học bổ thận, tráng dương, tăng cường sức khỏe như người dân cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về loài sâm cau đỏ này.”

Vậy đến đây chúng tôi có thể khẳng định rằng rễ cây có màu đỏ kia không phải là sâm cau như mọi người vẫn hay gọi. Đó chỉ là rễ cây bồng bồng mà thôi, mua cây đầy ngâm rượu không có tác dụng gì cả, mà có khi còn mang độc vào người.

Qua đây ta cần lưu ý, khi mua dược liệu Sâm cau, bạn tỉnh táo lựa chọn để dùng được đúng loại Sâm cau. Tốt nhất nên tìm mua Sâm cau tại những đơn vị uy tín, có kiểm định rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc từ những thông tin không chính thống trên mạng, tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang” với nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mua-sam-cau-gia-tra-bang-tien-that.html/feed 0
Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-cu-sam-cau-rung-ngam-ruou.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-cu-sam-cau-rung-ngam-ruou.html#respond Sat, 27 Feb 2021 20:13:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-cu-sam-cau-rung-ngam-ruou-222/ Từ xa xưa, ông cha ta đã biết đến sâm cau rừng ngâm rượu có thể dùng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe rất tốt, nhưng thực hư về sâm cau rừng chữa bệnh như thế nào, công dụng ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chính xác và cặn kẽ về từng công dụng của sâm cau rừng khi ngâm rượu để chữa bệnh.

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu 1

Sâm cau tươi đã rửa sạch

Hình ảnh nhận dạng của sâm cau

  • Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
  • Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cmgốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
  • Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
  • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
  • Hạt 1 – 4, phình ở đầu.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Nói đến củ sâm cau rừng, trước tiên chúng ta phải kể đến tác dụng của củ sâm cau với sinh lý nam giới. Do vậy, hiện nay củ sâm cau rừng được nhiều người mua về sử dụng với mục đích cải thiện đời sống tình dục.

Bổ thận tráng dương

Theo y học cổ truyền, sâm cau quy kinh ( tác dụng ) vào hai kinh can, thận. Vì vậy, sử dụng củ sâm cau rừng ngâm rượu có tác dụng bồi bổ cho thận, một cơ quan quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.

Khi thận yếu, chúng ta thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây ra, trong đó, vấn đề mà nhiều người biết đến nhất là yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục. Người thận yếu sử dụng sâm cau có thể cải thiện chức năng, giúp cho thận khỏe mạnh. Tác dụng bổ thận tráng dương của củ sâm cau là rất mạnh, không chỉ những người bị bệnh mới cần sử dụng củ sâm cau rừng mà người khỏe mạnh dùng củ sâm cau cũng cực kỳ tốt. Củ sâm cau rừng sẽ giúp cho người sử dụng tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, nâng cao chất lượng cuộc yêu. Tác dụng bổ thận tráng dương của củ sâm cau rừng tốt hơn loại sâm cau trồng.

Bổ thận tráng dương 1

Củ sâm cau rừng tốt hơn sâm cau trồng

Chữa bệnh liệt dương

Bệnh liệt dương khiến cho các quý ông, vốn được gọi là phái mạnh, lại không được “mạnh” cho lắm trong vấn đề quan hệ nam nữ. Củ sâm cau rừng có khả năng cải thiện bệnh liệt dương cực tốt, là một lựa chọn sáng suốt giúp nam giới lấy lại sự “mạnh mẽ” của mình. Trước mỗi bữa ăn sử dụng một ly nhỏ rượu sâm cau sẽ giúp cho bạn tự tin trong quan hệ. Các quý ông sử dụng củ sâm rừng ngâm rượu sẽ mang lại hiệu quả ông uống bà khen hay, một người dùng nhiều người vui.

Bài thuốc 1

  • Sâm cau tươi: 1 kg
  • Rượu trắng 45 độ: 3 lít
  • Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được.
  • Lưu ý, khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối.

Bài thuốc 2: Bổ thận cường dương

  • Sâm cau khô: 1 kg
  • Ba kích tím khô: 0,5 kg
  • Dâm dương hoắc khô:  0,1 kg
  • Ngâm tất cả các vị trên cho vào bình ngâm với 5 lít rượu, ngâm trên 3 tháng

Bài thuốc 3: Trị nam tinh lạnh, liệt dương, khó lên đỉnh

  • Sâm cau khô: 1 kg
  • Nấm tỏa dương khô: 0,5 kg
  • Ba kích khô: 0,5 kg
  • Lá dâm dương hoắc khô: 0,1 kg
  • Ngâm tất cả với 7 lít rượu, thời gian ngâm trên 3 tháng

Chữa bệnh liệt dương 1

Sâm cau cùng với các vị thảo dược ngâm rượu chữa bệnh và bồi bổ cơ thể

Nên xem: Rượu sâm cau- bài thuốc chữa xuất tinh sớm

Chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ

Theo y học cổ truyền, bệnh này có quan hệ mật thiết với các vấn đề về gan, thận. Khi thận dương hư, không thể ôn dưỡng hạ tiêu, mệnh môn hỏa suy, xung nhâm không đầy đủ thì sinh ra lãnh cảm trong tình dục. Khi can ( gan ) mạch mất khả năng điều hòa, dương khí không thể phân bố đến âm hộ, dẫn tới ham muốn tình dục bị suy giảm. Như đã nói ở trên, sâm cau quy vào hai kinh can, thận, nên sâm cau có tác dụng tốt trong chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ.

Chữa các bệnh khác

Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ, nâng cao đời sống tình dục thì củ sâm cau còn được các bác sỹ Đông Y sử dụng rất nhiều để chữa các bệnh khác. Dưới đây là một số tác dụng khác của củ sâm cau rừng mà không phải ai cũng biết.

Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa bệnh hen suyễn, tiêu chảy

Khi bị hen suyễn, sử dụng củ sâm cau rừng một thời gian sẽ cải thiện được bệnh này. Để chữa bệnh hen suyễn, bạn có thể tham khảo bài thuốc: dùng rễ sâm cau phơi khô, xắt miếng sao vàng. Mỗi lần dùng 12- 16g sắc với 250ml lấy 50ml uống ngày 1 lần trước khi ăn. Bài thuốc này cũng có tác dụng tốt trong trường hợp bị tiêu chảy.

 Đối với bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính, củ sâm cau rừng có công dụng giảm tối đa tình trạng, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.

Tác dụng của củ sâm cau rừng: chữa tê thấp, đau nhức toàn thân

Đau nhức toàn thân, tê thấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người già, thậm chí một số người trẻ cũng có thể bị. Tình trạng này có thể tốt lên, bệnh nhẹ có thể khỏi hẳn nếu sử dụng sâm cau rừng. Vì vậy, trong gia đình có người già cao tuổi hay ai đó hay bị tê thấp, đau nhức toàn thân do căng thẳng đời sống gây ra thì bạn không nên bỏ qua tác dụng của củ sâm cau này.

Bài thuốc

  • Sâm cau khô: 50g
  • Hà thủ ô: 50g
  • Hy thiêm thảo( cỏ dĩ): 50g
  • Tất cả rửa sạch, cắt lát ngâm với 650ml rượu trắng trong 7-10 ngày( càng lâu càng tốt). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml trước bữa ăn

Tác dụng của củ sâm cau rừng: điều hòa huyết áp cao

Sâm cau có công dụng giúp điều hòa huyết áp cao, nhất là với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, bệnh nhân bị liệt dương.

Dùng bài thuốc “Nhị tiên thang” gồm các vị

  • Sâm cau
  • Ba kích
  • Dâm dương hoắc
  • Tri mẫu
  • Hoàng bá
  • Đương quy
  • Tất cả các vị trên đều dùng 12g đem ngâm rượu có thể dùng hàng ngày.

=> Công dụng và cách dùng sâm cau, vị thuốc của mọi nhà

Những lưu ý khi dùng sâm cau chữa bệnh

Tuy sâm cau rừng có nhiều trong việc bồi bồ và chữa bệnh nhưng không phải bất kì ai cũng có thể sử dụng nó. Chính vì vậy bạn nên chú ý khi sử dụng và lưu ý những điểm dưới đây:

  • Sử dụng sâm cau ở liều cao kéo dài, sẽ gây ra cường dương, khiến tinh hại sức kiệt. Những đối tượng hư yếu không nên sử dụng.
  •  Khi ngâm rượu với sâm cau vẫn còn tồn tại một ít độc tố vì bản thân sâm cau có độc tính, do đó không nên sử dụng sâm câu trong một thời gian quá dài có thể dẫn đến ngộ độc nhẹ.
  • Trong Đông y cũng khuyến cáo những đối tượng hư yếu, bị hỏa vượng âm dư cũng không nên sử dụng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-cu-sam-cau-rung-ngam-ruou.html/feed 0
Tác dụng của sâm cau với sinh lý nam giới https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-sam-cau-voi-sinh-ly-nam-gioi.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-sam-cau-voi-sinh-ly-nam-gioi.html#respond Wed, 17 Feb 2021 20:10:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-sam-cau-voi-sinh-ly-nam-gioi-218/ Sâm cau, hay còn được gọi là Tiên mao, là loại cây từ xưa đã được biết đến và đánh giá cao về tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, chống bất thường tinh trùng, giúp tăng cường khả năng tình dục, sinh sản của nam giới. Để hiểu rõ hơn về tác dụng cực mạnh của sâm cau với sinh lý nam giới, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Tác dụng của sâm cau với sinh lý nam giới 1

Cây sâm cau

Mô tả cây sâm cau

Sâm cau còn có một số tên gọi khác là Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao)

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
  • Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
  • Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
  • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
  • Hạt 1 – 4, phình ở đầu.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Phân bố:

  • Sâm cau là loại cây ưu ẩm, ưu sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rấy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
  • Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Bam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng.
  • Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dấn.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau

Tác dụng của sâm cau với sinh lý nam giới

Đông y, sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; có công năng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp; chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, chân tay, lạnh, lưng lạnh.

Công dụng: 

  • Sâm cau giúp bổ thận tráng dương, điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, dinh tinh, mộng tinh. Sâm cau còn có khả năng giúp tăng cường chức năng sinh lý, giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối
  • Nam giới dùng sâm cau có thể giúp kéo dài, tăng thời gian quan hệ. Loại củ này được ví như một loại thuốc bổ dương có tác dụng tương tự như Viagra nhưng lại không có tác dụng phụ như loại thuốc này.
  • Đã có một số nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của sâm cau trong việc điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng do người chồng có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng yếu, kém chuyển động. Kết quả cho thấy triệu chứng được cải hiện tới 80% sau 3 tháng điều trị.
  • Sử dụng sâm cau được chứng minh là có khả năng hạ đường huyết, hạ huyết áp.
  • Sâm cau còn làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.

Các bài thuốc sâm cau giúp tăng cường sinh lý nam giới

Trong nhiều cách sử dụng sâm cau thì việc dùng để ngâm rượu sâm cau là phổ biến và được nhiều người dùng nhất.

Ngâm rượu sâm cau phối hợp với bìm bịp và tắc kè

Có công hiệu bổ thận tráng dương

Thành phần:

  • Bìm bịp 1 con
  • Tắc kè núi 2 – 3 con làm sạch
  • Sâm cau rừng 50g
  • Ngâm cùng 1,5 lít rượu

Ngâm rượu trong 100 ngày là được. Để càng lâu càng tốt.

Ngày dùng 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.

Dùng sâm cau nấu món ăn

Hiệu quả cho nam giới bị đau lưng mỏi gối, rối loạn cương dương

Thực hiện chế biến:

Thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Sâm cau, dâm dương hoắc rửa sạch. Tất cả những nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm một lượng nước vừa đủ, đun trên bếp nhỏ lửa đến khi thịt gà chín mềm rồi thêm gia vị sao cho hợp khẩu vị. Nên ăn món này khi còn nóng để làm tăng hiệu quả cải thiện sinh lý nam giới. Thêm món ngon này vào thực đơn 2 lần/ tuần giúp bổ thận tráng dưng, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp.

Sâm cau sắc nước uống

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

  • Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn.

Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh

  • Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, ngày 2 lần, uống trước ăn.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-sam-cau-voi-sinh-ly-nam-gioi.html/feed 0
Nghiên cứu hàm lượng Lycorine của cây sâm cau Curculigo orchioides Gaertn. bằng kỹ thuật HPLC – FD https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ham-luong-lycorine-cua-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-bang-ky-thuat-hplc-fd.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ham-luong-lycorine-cua-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-bang-ky-thuat-hplc-fd.html#respond Wed, 03 Feb 2021 01:42:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52505 Bùi Lê Thanh Nhàn, Nguyễn Bảo Hưng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Tấn Quảng, Trương Thị Bích Phượng

Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2020

TÓM TẮT

Lycorine là một hoạt chất có trong cây sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực dược liệu do cấu trúc hóa học và chức năng sinh học đa dạng, cũng như tác dụng dược lý trên các bệnh khác nhau. Để khảo sát lượng lycorin trong một số mẫu sâm cau tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã tiến hành phân tích trên hệ thống HPLC-FD được trang bị đầu dò huỳnh quang. Với phương pháp sắc ký này, kết quả thu được các peak tách tốt, thời gian lưu ổn định. Phương pháp có sự phụ thuộc tuyến tính của đáp ứng với nồng độ chất phân tích với hệ số tương quan hồi quy ≥ 0.997 (hay R2 ≈ 0.9982) đạt yêu cầu định lượng.


MỞ ĐẦU

Lycorine là thành phần hoạt tính chính của nhiều họ thực vật và là một trong những alkaloid điển hình với lõi
nhân pyrrolophenanthridine. Lycorine là alkaloid được phân lập đầu tiên từ Narcissus peseudonarcissus vào năm 1877 (Qiuyue et al., 2014).

Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy lycorine không chỉ có khả năng chống viêm, mà còn có khả năng ức chế acetylcholinesterase, sốt rét kháng kiềm, bảo vệ tim mạch và một loạt các tế bào apoptosis gây ra bởi kiềm (Delphine et al., 2010; Cao et al., 2013). Lycorine cũng có hoạt tính kháng virus rộng, điển hình như virus SARS, virus herpes simplex, virus vaccinia, virus Punta Toro và virus sốt Rift Valley (Delphine et al., 2010; Qiuyue et al., 2014; Brintha et al., 2017). Mặt khác, nghiên cứu về lycorine và các dẫn xuất của nó cũng cũng cho thấy sự thúc đẩy tiến độ trong quá trình điều trị các bệnh như ung thư, bệnh Alzheimer, nhiễm virus và các tác hại nghiêm trọng khác đối với sức khỏe con người. Đáng chú ý, lycorine thể hiện nhiều tác dụng dược lý trên nhiều bệnh khác nhau với độc tính rất thấp và tác dụng phụ nhẹ; Cấu trúc hóa học phong phú với nhiều dẫn xuất khác nhau, vì vậy lycorine được xem là một dược chất tiềm năng (Cao et al., 2013; Jiangning et al., 2011; Jia et al., 2018; Peng et al., 2014).

MỞ ĐẦU 1

Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.)

Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thuộc Chi Cồ nốc (Curculigo), họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Curculigo orchioides Gaertn. (C. orchioides Gaertn.) còn được gọi là Kali musli, là loài thảo dược đã được người dân ở nhiều nước trên thế giới (như Ấn Độ, Nepal, Philippin…) sử dụng từ lâu như là một thần dược của sự sống (Brintha et al., 2017; Mohammad et al., 2010).

Các nghiên cứu, phân tích sàng lọc hóa sinh trên chiết xuất của C. orchioides Gaertn cho thấy sự hiện diện của nhiều loại dược chất khác nhau như glycoside, saponin, tannin, protein, acid amine và alkaloid… (Cao et al., 2008; Cao et al., 2016; Yan et al., 2013). Alkaloid cũng được xác định có sự hiện diện trong sâm cau (Rao et al., 1978). Phân tích mẫu rễ củ của cây sâm cau phân bố tại Ấn Độ, các nhà khoa học thấy có sự hiện diện của alkaloid và lycorine (Mohammad et al., 2010). Sử dụng phần mềm ChemDraw để tiến hành phân tích, nhận dạng các thành phần dược chất có trong sâm cau từ nguồn dữ liệu thu thập ở Trung Quốc đã nhận diện được 77 loại dược chất, trong đó có lycorine (Brintha et al., 2017).

Tiềm năng của lycorine đối với cuộc sống con người là rất lớn. Mặc dù vậy, dữ liệu nghiên cứu về dược chất này tại Việt Nam vẫn chưa toàn diện. Do đó, để đóng góp thêm những thông tin, tư liệu khoa học về cây sâm cũng như xác định chất lycorine từ cây sâm cau, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về hàm lượng lycorine ở cây sâm cau trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng của sâm cau, vị thuốc quý của mọi nhà

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nguyên liệu

Cây sâm cau được thu hái tự nhiên tại vùng núi Ngự Bình, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Toàn bộ cây sâm
cau mới thu hái được rửa sạch dưới vòi nước, sau đó tách riêng các bộ phân lá và rễ củ của cây sâm cau thành các phần riêng biệt; thái nhỏ và sấy khô ở 65oC đến trọng lượng không đổi. Các bộ phận của cây được nghiền riêng biệt thành bột mịn để tiến hành thí nghiệm.

Nguyên liệu 1

Phương pháp nghiên cứu

Tách chiết với dung môi nước khử ion:

  • Cân 0,2 – 1 g mẫu bột dược liệu trộn với 40 mL nước khử ion dùng làm dung môi chiết với chất chuẩn lycorine nồng độ 1 mg/mL ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau: 4oC, 25oC, 37oC, 65oC trong các thời gian 10 phút, 30 phút, 2 giờ, 5 giờ.
  • Dịch chiết Lycorin được lọc qua màng lọc Minissart 0,45 µm (Sartorius, Đức) để loại bỏ tạp bẩn có thể gây hư hỏng hay tắc cột HPLC.
  • Sau đó, dịch lọc được pha loãng 20 lần với nước khử ion trước khi tiến hành thí nghiệm HPLC.

Phân tích HPLC:

  • Mẫu sau khi được phân tích trên hệ thống HPLC của Thermo Electron (Mỹ) với phần mềm ChromQuest.
  • Điều kiện chạy HPLC là: thể tích vào mẫu: 20 µL, pha động: CH3OH: KH2PO4 (15 mM, pH 6.35) (50:50, v/v), tốc độ dòng: 0,8 ml/phút, bước sóng: 285 – 320 nm, thời gian phản ứng: 10 phút, nhiệt độ cột: 30oC.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phương trình đường chuẩn

Tiến hành phân tích mẫu chuẩn lycorine của cây sâm cau ở nồng độ khác nhau (mẫu chuẩn được pha trong
dung dịch methanol). Kết quả Speak thu được sau khi chạy HPLC với thang nồng độ lycorine từ 0,1 – 10 ppm lần lượt là: 28,13409; 61,58854; 201,26494; 1443,55212, cụ thể được trình bày ở bảng 1.

Phương trình đường chuẩn 1

Phương trình đường chuẩn 2

Nhận xét: 

  • Dựa vào kết quả phân tích HPLC của mẫu chuẩn lycorine được pha loãng ở các nồng độ khác nhau, ta thấy
    nồng độ ảnh hưởng tới diện tích peak và thời gian lưu của mẫu phân tích trên các cột sắc kí.
  • Nồng độ càng cao thì hàm lượng lycorine càng lớn, nồng độ nhỏ sẽ kéo dài thời gian lưu.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng lycorine

Dịch chiết lycorine từ mẫu sâm cau thu ngoài tự nhiên được sử dụng với hàm lượng 0,2 g/40 mL (mẫu/nước khử ion). Kết quả thu được, trình bày ở hình 5.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng lycorine 1

Từ phương trình đường chuẩn của mẫu chuẩn ở bảng 1 chúng tôi tiến hành khảo sát hàm lượng lycorine của
mẫu chiết ở các nhiệt độ khác nhau, kết quả được trình bày ở bảng 2.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng lycorine 2

Nhận xét:

Qua các kết quả phân tích và số liệu thống kê ở bảng 2 cho thấy, ở nhiệt độ 4oC/30 phút hàm lượng lycorine cao nhất đạt 2,19 (ppm). Vậy nhiệt độ chiết tốt nhất là 4oC. Nhiệt độ chiết mẫu càng cao thì hàm lượng lycorine chiết được càng thấp.

Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng lycorine (ở 4oC)

Từ kết quả khảo sát về nhiệt độ tối ưu để thu được dịch chiết lycorine, chúng tôi tiếp tục tiến hành đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với hàm lượng lycorine từ mẫu sâm cau thu hái tự nhiên.

Sử dụng dịch chiết với hàm lượng 1 g/40 mL (mẫu/nước khử ion) và phân tích HPLC, kết quả thu được cho thấy ứng với các mốc thời gian 10 phút,30 phút, 120 phút, 300 phút thì diện tích peak của lycorine lần lượt là: 176,838; 49,917; 5,10841; 4,47382. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 3.

Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng lycorine (ở 4oC) 1

Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng lycorine (ở 4oC) 2

Nhận xét:

Qua các kết quả phân tích và số liệu thống kê ta thấy, hàm lượng lycorine cao nhất đạt 1,09 (ppm) khi thực hiện trong thời gian 10 phút ở 4 oC. Vậy thời gian chiết tối ưu nhất là 10 phút ở nhiệt độ 4 oC.

Khảo sát hàm lượng lycorine ở các bộ phận khác nhau sâm cau

Các dịch chiết lycorine từ lá của mẫu sâm cau thu ngoài tự nhiên được sử dụng với hàm lượng 1g/40mL
(mẫu/nước khử ion) ở nhiệt độ 4 oC trong 10 phút. Kết quả thu được, trình bày ở hình 7.

Nhận xét: 

  • Qua kết quả phân tích HPLC về hàm lượng lycorine ở lá cây sâm cau ở điều kiện 4oC/ 10 phút thì có diện tích peak bằng 133,294 (mAu*s), tương ứng với nồng độ lycorine bằng 0,79 (ppm). Vậy hàm lượng lycorine ở lá cây sâm cau là tương đối thấp.
  • Kết hợp với kết quả phân tích hàm lượng lycorine ở củ cây sâm cau (bảng 3) thì ta thấy hàm lượng lycorine ở lá cây sâm cau thấp hơn hàm lượng lycorine ở củ cây sâm cau (lycorine ở lá: 0,79ppm, lycorine ở củ: 1,09 ppm).

Khảo sát hàm lượng lycorine ở các bộ phận khác nhau sâm cau 1

Kết luận

  • Như vậy, phương pháp HPLC dùng đầu dò huỳnh quang kết hợp với cột C18 cho độ nhạy phát hiện mẫu cao, độ lặp lại tốt, thích hợp cho việc định lượng hàm lượng lycorine.
  • Bên cạnh đó, với kết quả thu được cũng chứng minh trong dịch chiết nước của sâm cau thì hàm lượng lycorine ở củ lớn hơn hàm lượng lycorine ở lá sâm cau.

Xem thêm: Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ham-luong-lycorine-cua-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-bang-ky-thuat-hplc-fd.html/feed 0