Nước ta có nguồn cây thuốc nam rất phong phú và quý hiếm, tuy nhiên qua thời gian quá trình khai thác sử dụng không được chú trọng nuôi dưỡng và bảo tồn ngày một mai một và mất đi nhiều. Những cây thuốc nam này có những thành phần thảo dược chữ bệnh rất quý hiếm không phải nơi đâu cũng có nên rất cần được quy hoạch. Sau đây là các loại cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt yên tâm sử dụng mà Dược Liệu Tuệ Linh chú trọng và phát triển.
1. Cà gai leo
Cà gai leo có tác dụng vô cùng to lớn trong việc chữa bệnh gan và hỗ trợ trong điều trị ung thư
Giới thiệu về cà gai leo
- Cà gai leo tên khoa học là: Solanum procumbens. Hay cà gai leo còn có tên gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm,
- Cà gai leo là loài thực vật thuộc họ Solanaceae.
- Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Cây cà gai leo có đặc điểm hình thái nổi bật như sau:
- Thân cây: Thân nhỏ, dài từ 60 – 100 cm, có nhiều nhánh và phủ lông tơ mềm cùng với gai nhọn. Thân cây có màu nâu và hình tròn.
- Lá cây: Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa. Mặt trên của lá nhẵn hơn mặt dưới, mặt dưới có màu sẫm hơn và phủ nhiều lông.
- Hoa cây: Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Mỗi chùm hoa thường có từ 2 đến 5 bông.
- Quả cây: Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi. Quả mọc thành chùm và có cuống dài.
- Rễ cây: Rễ phình to thành củ, là bộ phận chứa nhiều hoạt chất quý.
Tham khảo: Một số vùng trồng cà gai leo chất lượng tại Việt Nam
Tác dụng của cà gai leo
- Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định và tăng cường chức năng gan.
- Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
- Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng điều trị các bệnh liên quan đến gan.
- Bạn có thể dùng cà gai leo khô sắc uống hàng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được triết xuất từ cây cà gai đều được
Đọc tiếp: Hướng dẫn cách dùng cà gai leo
2. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam 5 lá giúp ổn định huyết áp, đường huyết
Giới thiệu về giảo cổ lam
- Giảo cổ lam có tên khoa học là: Gynostemma pentaphyllum. Hay còn gọi là Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm.
- Các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện cây GCL ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai), vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum là loại giảo cổ lam 5 lá ( Ngũ diệp sâm) đây là loại giảo cổ lam rất quý hiếm mà các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng.
Cây giảo cổ lam là một loại cây thảo leo, sống lâu năm, với những đặc điểm hình thái nổi bật như sau:
- Thân cây: Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn, và có tua cuốn chẻ đôi ở đầu.
- Lá cây: Lá kép mọc so le, gồm từ 3 đến 7 lá chét hình bầu dục hoặc mũi mác, dài từ 3 – 9 cm, rộng từ 1,5 – 3 cm. Mép lá có răng cưa nhỏ, hai mặt lá có lông, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt màu hơn.
- Hoa cây: Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá và đầu ngọn. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc xanh lục nhạt, cánh hoa xòe ra tạo thành hình sao.
- Quả cây: Quả mọng, hình cầu, đường kính từ 5 – 9 mm, khi chín có màu đen. Hạt gần hình ba cạnh, hơi dẹt.
Đọc bài: Kỹ thuật trồng và chăm sóc giảo cổ lam
Tác dụng của giảo cổ lam
- Giảo cổ lam có những tác dụng chính như giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
- Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
- Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.
- Giảo cổ lam giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
- Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu. điều trị các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
3. Đan sâm
Cây đan sâm thuốc bổ suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể
Giới thiệu về đan sâm
- Cây Đan Sâm có tên khoa học Salvia multiorrhiza Bunge, thuộc họ hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Nó còn có tên gọi khác là huyết sâm, xích sâm, huyết căn.
- Đan sâm là một loại cỏ sống lâu năm là một chi lớn trong họ Lamiaceae, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới.
- Đan sâm là cây thuốc nhập nội, ưa khí hậu nóng và ẩm, được trồng chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở Việt Nam có 4-5 loài, trong đó đan sâm là cây nhập nội. Cây đan sâm trồng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây trồng ở Trại thuốc Sa Pa (VDL) tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao. Một số cây đưa xuống Trại thuốc Tam Đảo (VDL) sinh trưởng kém hơn. Đan sâm chưa được đưa vào sản xuất. Những cây còn lưu lại ở Sa Pa chỉ có ý nghĩa để giữ giống.
Dưới đây là một số đặc điểm hình thái nổi bật của cây đan sâm:
- Thân cây: Thân vuông, nhỏ, cao từ 30 – 80 cm, màu nâu đỏ hoặc xanh, có các gân dọc.
- Lá cây: Lá kép mọc đối, thường có từ 3 đến 7 lá chét. Lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá có răng cưa, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro và có lông tơ nhỏ.
- Hoa cây: Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài từ 10 – 15 cm, có màu trắng hoặc tím nhạt. Hoa thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 8.
- Quả cây: Quả nhỏ, dài, thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8.
- Rễ cây: Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, màu đỏ nâu hoặc nâu đen, có nhiều rễ con dạng tua nhỏ.
Công dụng chính của đan sâm
- Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy Đan Sâm có khả năng cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
- Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.
- Đan sâm còn được dùng chữa phong thấp khớp sung tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
Xem thêm: Công dụng và cách dùng của đan sâm
4. Hà thủ ô đỏ
Cây Hà thủ ô đỏ giúp tăng cường lưu thông máu, làm đen râu tóc
Có 2 loại Hà thủ có nhiều tác dụng chữa bệnh vầ rất quý trong danh mục cây thuốc nam đó là Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng.
Giới thiệu Hà thủ ô đỏ:
- Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thumb.
- Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn măng ón, Khua lình.
- Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, multiflorous knotweed (Anh); renouée multiflorée (Pháp).
- Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….Hà thủ ô đỏ được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Cây hà thủ ô đỏ có những đặc điểm hình thái nổi bật như sau:
- Thân cây: Thân mềm, mọc quấn vào nhau, có màu xanh tía hoặc tím đỏ.
- Lá cây: Lá mọc so le, hình tim, dài từ 4 – 8 cm, rộng từ 2,5 – 5 cm, đầu lá nhọn, cuống lá có phủ lông.
- Hoa cây: Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, mỗi chùm hoa có nhiều nhánh.
- Quả cây: Quả khô, có hình 3 cạnh, không tự mở, bên ngoài nhẵn bóng.
- Rễ cây: Rễ phình to thành củ, có màu đỏ nâu, bên trong màu hồng, chứa nhiều bột, vị hơi đắng chát.
Công dụng hà thủ ô đỏ
- Hà thủ ô đỏ được sử dụng làm thuốc. Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc.
- Do chứa lecithin, nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết địch, bổ tim, giúp cải thiện chuyển hoá chung, do chứa antraglucosid nên kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hoá, cải thiện dinh dưỡng.
- Hà thủ ô đỏ có tác dụng nội tiết kiểu estrogen, tác dụng kiểu progesteron nhẹ trên nội mạc tử cung, chống co thắt phế quản, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế sự tăng lipid máu và làm chậm sự phát triển xơ mỡ động mạch.
Hỏi đáp: Hà thủ ô trắng có tốt như hà thủ ô đỏ không?
5. Sâm cau
Sâm cau điều trị liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
Mô tả về sâm cau
- Sâm cau tên khoa học là: Curculigo orchioides gaertn, họ thủy tiên. Sâm cau còn có tên khác là Tiên Mao, Ngải Cau.
- Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi.
- Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…
Cây sâm cau có những đặc điểm hình thái nổi bật như sau:
- Thân cây: Cây sâm cau có thân cao từ 20 – 50 cm, mọc thẳng đứng.
- Lá cây: Lá cây hình máng, dài từ 20 – 30 cm, rộng từ 2 – 3 cm, mép lá nguyên và có gân lá song song. Lá mọc thành túm từ gốc, có màu xanh đậm và nhiều nếp xếp giống lá cau.
- Hoa cây: Hoa mọc thành chùm ở nách lá, có màu vàng nhạt. Mỗi cây thường có từ 3 đến 5 bông hoa.
- Quả cây: Quả cây sâm cau có hình thuôn dài, màu đỏ khi chín. Bên trong quả có từ 1 đến 4 hạt.
- Rễ cây: Rễ cây dài, hình trụ, mọc thẳng và có thể phân nhánh thành nhiều rễ con.
Tác dụng của sâm cau
- Sâm cau điều trị liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý, thần kinh suy nhược.
Có thể bạn muốn biết: Cây sâm cau dễ bị nhầm lẫn với cây bồng bồng
6. Cây mật gấu
Cây Mật gấu mát gan, trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột
Mô tả cây mật gấu
- Cây mật gấu hay còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ có thể cao 4-6m.
- Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20-40 cm, mang 11-25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6-10cm, rộng 2-4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ
Tác dụng cây mật gấu
- Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
- Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khỏe…
- Đặc biệt, sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì và bệnh gút- những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.
Tìm hiểu chi tiết: Công dụng trị bệnh của cây mật gấu
7. Ba kích
Ba kích có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe cho nam giới
Giới thiệu về ba kích
- Ba kích tên khoa học: Morinda officinalis How ,
- Tên gọi khác: Ba kích, Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao). Thuộc họ Cà Phê (Rubiaceae.)
- Ba kích có vài chục loài trên thế giới gồm phân lớn là là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
- Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Trong số 3 -4 loài dây leo, ba kích là một cây thuốc quan trọng. Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền nùi thấp phía Bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện thấy cây Ba kích nhưng không đáng kể. Cây còn phân bố ở tình Quảng Tây, Vân Nam…của Trung Quốc.
Đọc thêm: Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng
Tác dụng của ba kích
- Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa.
- Ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen.
- Ba kích còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới. Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt cho tuổi già, cải thiện tình trạng kém ăn, đau mỏi khớp, kém ngủ, mệt mỏi, gầy yếu.
- Hơn nữa theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương thủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp.
8. Ráy gai
Ráy gai có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc
Mô tả cây ráy gai
- Ráy gai tên khoa học Lasia spinosa (L.) Thwaites. Hay còn được gọi là củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn (k’Ho) thuộc họ Ráy(Araceae)
- Ráy gai là một chi nhỏ có 2 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, thuộc các nước Ấn độ, Malaysia, Thái lan, Indonesia, Srilanca, Campuchia, Lào, Việt Nam và một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc.
- Ở Việt Nam, chỉ có một loài là Ráy Gai, phân phố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
- Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước.
- Việt nam có nguồn ráy gai tương đối dồi dào. Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, người ta còn trồng ráy gai dọc theo bờ ao để tránh xói lở, và tạo thêm nơi trú ngụ cho cá.
Công dụng của ráy gai
- Ráy gai theo kinh nghiệm dân gian thường được dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét.
- Ngoài ra xưa kháng chiến ráy gai được dùng để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt
- Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ.
- Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho.
- Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.
- Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
Tham khảo: Bài thuốc dân gian từ ráy gai
9. Mật nhân
Rễ cây mật nhân mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng
Giới thiệu về mật nhân
- Mật nhân tên khoa học: Eurycoma longifolia, hay còn được gọi là cây bá bệnh, bách bệnh hay hậu phác nam có danh pháp hai phần là Eurycoma longifolia.
- Đây là loại cây mộc, được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y
- Cây thường xuất hiện ở nhiều nơi trải dài khắp cả nước, nhưng phổ biến nhất là ở khu vực các tỉnh Vùng núi và miền Trung, chúng mọc trong các khu rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn ở vùng Tây Nguyên, Trung Nam bộ như Đak Lak, Ninh Thuận. Loại cây mật nhân này được chúng tôi được chọn lựa kỹ càng, và có dược tính cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác.
Đặc điểm hình thái cây mật nhân:
- Thân: Gỗ, cao 10-15m, phân nhánh nhỏ, tán lá rộng.
- Lá: Kép lông chim, chẵn, dài 1m, lá chét hình trứng, dày, nhẵn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt hơn.
- Hoa: Mọc thành cụm ở nách lá, màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu, nhỏ, có nhiều lông tơ mịn.
- Quả: Hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa, khi non màu xanh, chín chuyển sang màu nâu đỏ, mỗi quả chứa 1 hạt.
- Rễ: Cọc, màu vàng nhạt hoặc vàng, vỏ rễ màu vàng nâu, có mùi thơm nhẹ.
Công dụng của cây mật nhân
- Cây mật nhân có khá nhiều công dụng đa dạng, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Một trong những tác dụng đặc biệt nhất của cây mật nhân là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormone giới tính nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm…
- Ngoài ra cây mật nhân còn biết đến giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngủ ngon ,ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u,ngăn ngừa viêm gan B, giảm đau nhức xương, khớp, và hỗ trợ điều trị gout .
Xem đầy đủ: Cây mật nhân chữa bệnh gì?
10. Tam thất
Cây tam thất chữa mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu ít ngủ
Mô tả về cây tam thất:
- Tam thất tên khoa học là: Panax pseudoginseng, hay còn được gọi là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng.
- Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng đối với một lượng ít ở tỉnh Hà giang (Đồng Văn) Lào cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng) Cao bằng…tại các vùng núi cao 1.200-1.500m.
- Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm giàn che nắng và phải rào để bảo vệ chuột, sóc hay đến ăn củ. Cây tam thất còn được trồng ở Trung quốc. Vân nam, Quảng tây, Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tây. Vân nam trồng nhiều nhất và tam thất Vân nam được coi là tốt nhất
Đặc điểm hình thái:
- Thân: Thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao trung bình khoảng 30-50cm. Thân cây thường có các vân nhỏ đứt nét chạy dọc thân.
- Lá: Lá kép hình chân vịt, mọc vòng, mỗi vòng thường có 3-4 lá. Lá chét hình mác, mép lá có răng cưa nhỏ, gân lá có lông cứng. Cuống lá dài, có thể dài hơn chiều dài của lá.
- Hoa: Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, có cả hoa lưỡng tính và đơn tính. Hoa có màu xanh nhạt.
- Quả: Quả mọng, hình thận, khi chín có màu đỏ. Mỗi quả chứa 2 hạt hình cầu.
- Rễ: Rễ củ là bộ phận quý giá nhất của cây tam thất bắc. Rễ có hình dạng giống con ốc hoặc hình trụ, màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.
Tác dụng của cây tam thất
- Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổ thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu ít ngủ.
- Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp như ung thư( Ung thư vú, ung thư máu….
- Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau.
11. Tỏa dương
Giới thiệu về cây tỏa dương
- Tỏa dương tên khoa học: Balanophora sp. Hay còn được gọi là nấm ngọc cẩu, ngọc cẩu, gió đất, cây cu chó, củ ngọc núi, hoa đất, cây không lá, xà cô, ký sinh hoàn.
- Cây thuộc họ gió đất: Balanophoraceae
- Tỏa dương là dạng hình thái tương đối khác biệt trong giới thực vật có hoa.
- Trên thế giới, có khoảng 20 loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đói châu Á, châu Phi và Australia. Một số loài phân bố cả ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Nơi đã phát hiện một trong 3 loài này mọc tập trung nhất là vùng núi Bát Đái Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, độ cao khoảng 1600m.
- Hiện nay đã có 2 loại của gió đất được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
- Nhìn chung, các loài củ gió đất thường chỉ phát hiện thấy trong các loại rừng kín thường xanh ẩm hoặc rừng cây lá rộng núi đá vôi.
Tìm hiểu: Tại sao nấm ngọc cẩu lại gọi là cây “tan cửa nát nhà”?
Công dụng của Tỏa dương
- Tỏa dương có rất nhiều công dụng giúp bổ thận táng dương bồi bổ cơ thể, chống viêm, kích thích miễn dịch, chống co giật, an thần, mạnh gân cốt, ôn trung táo thấp.
- Củ gió đất được nhân dân đại phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữa sau sinh, mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thông thường là rượu thuốc.
- Cây hái về rửa sạch, thái mỏng, sao qua, rồi ngâm rượu với tỉ lệ 1:5, trong một tháng hoặc càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi chất đắng.
- Ở Malaysia, tỏa dương còn được dùng làm thuốc kích dục.