Nhu cầu dược liệu trong và ngoài nước hiện nay rất lớn, tuy nhiên chúng ta mới chỉ sản xuất được với thị phần nhỏ. Vậy có những cây dược liệu quý dễ trồng, có giá trị kinh tế cao nào? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nhu cầu dược liệu trong và ngoài nước hiện nay
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng cây dược liệu ngày càng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Hiện nay, có khoảng 800 loài cây thuốc có thể sử dụng trong y học cổ truyền với nhu cầu ước lượng khoảng 30.000 tấn/năm. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của nước ta chỉ đạt khoảng 400 triệu USD/năm, rất thấp so với tiềm năng thực sự của ngành này. Vì vậy, việc phát triển các cây dược liệu quý sẽ có tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao.
2. Top 14 cây dược liệu có giá trị kinh tế cao
Như vậy, với nhu cầu trong nước và trên thế giới cao thì việc phát triển các cây dược liệu được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng, trong đó có 14 loại cây có giá trị kinh tế cao như sau:
2.1. Rẻ quạt
Rẻ quạt (xạ can) là một trong những loại cây dược liệu mang lại thu nhập khá lớn cho nông dân. Cây có khả năng phát triển nhanh và không đòi hỏi nhiều điều kiện đặc biệt về đất đai.
Nó có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, hành huyết… giúp chữa nhiều bệnh khác nhau như viêm amidan, viêm cổ họng, chữa sốt, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai… Vì vậy, loại cây này có thể được sử dụng rộng rãi để chế biến thành các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…
Rẻ quạt là một loại cây mọc hoang sống lâu năm nên rất dễ sống trong tự nhiên. Vì vậy, việc chăm sóc và trồng trọt khá dễ dàng, ít sâu bệnh. Nó chỉ cần tưới nước giếng, ưa phân chuồng tại đất tơi xốp, màu mỡ mà giá trị kinh tế lại cao hơn so với các loại cây trồng khác như lúa, sắn…
Cây rẻ quạt có chu kỳ sinh trưởng từ 18 – 24 tháng. Khi thu hoạch, nó cho phần thân và củ để làm dược liệu. Một ha rẻ quạt có thể thu được khoảng 3 tấn củ tươi, với giá bán dao động từ 220.000 – 260.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng và thị trường. Do đó, một ha rẻ quạt có thể mang lại lợi nhuận tới 400 triệu đồng.
Như vậy, cây rẻ quạt là một trong những cây dược liệu có tiềm năng kinh tế cao.
2.2. Tam thất
Với những thành phần hoạt chất quý giá, tam thất được coi là “vàng trắng” của nền nông nghiệp và có đóng góp lớn vào thu nhập của nhiều hộ gia đình nông dân. So với các cây ngô, lúa thông thường nó mang lại giá trị kinh tế gấp 10 – 20 lần, thậm chí nhiều hơn.
Cây tam thất hay còn gọi là sâm vũ diệp có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Nó giúp bổ khí huyết, tiêu thũng, cầm máu, giảm đau, chống xơ vữa động mạch… được dùng trong những trường hợp khác nhau như té đau, điều trị xuất huyết, chữa mụn nhọt sưng đau, tiểu đường, cao huyết áp hay muốn bồi bổ sức khỏe sau ốm dậy.
Tất cả các sản phẩm từ cây tam thất như tam thất khô, bột tam thất, tam thất tươi, hoa… đều được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá bán tam thất trên thị trường dao động từ 400.000 – 600.000 đồng/kg. Trong khi đó, ước lượng 1ha thu hoạch được 5 tấn củ tươi, tính ra được khoảng 2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, người dân có thể thu được lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng.
Tam thất có giá trị kinh tế khá cao, tuy nhiên khi canh trồng đòi hỏi đất phải tơi xốp, nhận được nhiều ánh nắng, luống phải đánh cao để không đọng nước mưa và dưỡng lá sau một trận mưa… Bên cạnh đó, tam thất phải mất khoảng 3 năm thì củ mới đạt chất lượng và có thể thu hoạch.
Với giá trị kinh tế cao như vậy, tam thất là một cây dược liệu đáng để đầu tư.
Xem thêm:
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tam thất mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Các lưu ý quan trọng khi trồng cây tam thất
2.3. Sâm ngọc linh
Sâm Ngọc Linh không chỉ là một loại cây quý hiếm của Việt Nam mà còn là nguồn tài nguyên quý giá mang lại giá trị kinh tế cao. Cây sâm này chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất không được tìm thấy ở các loại sâm khác. Vì vậy, nó đặc biệt tốt với sức khỏe nhờ nhiều công dụng hữu ích như nâng cao sức khỏe, tăng cường chức năng gan và giảm cholesterol và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể… Nó giúp giảm tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị, kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm: Một số tính chất, chất lượng, danh tiếng của sâm “Ngọc Linh”
Để có được nguồn nguyên liệu sâm Ngọc Linh chất lượng cao, việc đầu tư vào quá trình trồng trọt là không thể phủ nhận. Nó phải được trồng trong vùng núi Ngọc Linh với việc chăm sóc cây, và kiểm soát cẩn thận để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp và kỹ thuật canh tác hiện đại để đảm bảo sâm Ngọc Linh phát triển ổn định và đạt được chất lượng cao.
Tuy chi phí đầu tư không nhỏ, nhưng giá trị kinh tế của sâm Ngọc Linh khi đưa ra thị trường là rất cao. Sâm Ngọc Linh thường được bán với giá thành cao theo từng loại, dao động từ 60 – 160 triệu đồng/kg. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những người đầu tư và trồng trọt sâm Ngọc Linh.
2.4. Cà gai leo
Cà gai leo là một cây thuốc nam dùng thân và lá với nhiều công dụng cho sức khoẻ. Loại cây này còn được trồng để tăng thu nhập cho người dân.
Xem thêm: Phân biệt cà gai leo với các loại cà dại
Cà gai leo là giống cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Nó ưa sáng, chịu được hạn, không chịu được ngập úng nên phù hợp trồng đất pha cát màu mỡ. Tuy nhiên, nó có nhiều gai găm sắc nhọn nên cản trở kỹ thuật chăm sóc dẫn đến giảm năng suất lao động.
Cây cà gai leo chỉ cần 9 – 10 tháng là có thể thu hoạch. Sau đó năm 2 rút ngắn lại cứ 4 – 5 tháng là có thể hái trong 5 năm. Mỗi ha có thể thu hoạch tới 20 – 25 tấn cà gai leo tươi mỗi năm (tương ứng với 8 – 20 tấn sản phẩm khô). Giá bán cà gai leo tươi từ 10.000 – 15.000 đồng/kg tính ta hiệu quả kinh tế có thể lên tới 100 – 150 triệu/ha. Nó mang lại gấp 3 lần so với trồng ngô, sắn…
Đọc thêm: Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay
2.5. Ba kích
Cây ba kích là một cây dược liệu tốt cho sức khoẻ. Nó có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, đặc biệt là bổ thận tráng dương, giúp tăng cường sinh lý nam.
Loài cây này thích hợp ở những vùng đất đồi núi, kỹ thuật đơn giản và chi phí đầu tư không quá tốn kém. Tuy nhiên, phần củ phải mất thời gian tương đối dài, khoảng 4 năm để có thể thu hoạch. Chi phí mỗi kg ba kích tươi dao động khoảng 80.000 – 200.000 đồng. Tính ra, lợi nhuận mỗi năm thu được khoảng 400 – 600 triệu/ha.
Có thể bạn quan tâm: Thực hư về ba kích Sa Pa và cách lựa chọn ba kích chuẩn chính xác nhất
2.6. Đinh lăng
Cây đinh lăng là loài dược liệu quý có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm trà, cao, thuốc chữa bệnh. Nó có tác dụng chữa ho, đau tức vú, giúp làm lợi sữa cải thiện tình trạng tắc tia sữa, chữa kiết lỵ và suy nhược cơ thể…
Chính vì vậy, cây đinh lăng đã được ứng dụng trồng diện tích lớn giúp mang lại giá trị cho người trồng.
Đinh lăng là một cây dễ trồng, dễ canh tác. Nó cần được trồng theo khóm, cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 80 cm. Sau 5 – 6 tháng là có thể thu hoạch.
Giá dược liệu này khá cao, phần lá và cành dao động từ 5.000 – 6.000 đồng/kg. Còn phần củ giá cao hơn, khoảng 15.000 đồng/kg nhưng phải 3 – 4 năm tuổi. Với sản lượng 5 – 6 tấn lá/ha thì sau khi trừ chi phí lợi nhuận đem về khoảng 800 triệu – 1 tỷ đồng.
2.7. Tía tô
Tía tô với nhiều tên gọi khác nhau như tử tô, lá é tía, xích tô.. không chỉ là rau thơm quen thuộc trong gia đình Việt mà nó còn là cây thuốc quý.
Tía tô mang lại giá trị kinh tế cao và có nhiều tiềm năng xuất khẩu đi nước ngoài. Hiện nay đã có nhiều tỉnh của Việt Nam thí điểm trồng thử theo mô hình VietGAP, GlobalGAP như Thái Nguyên, An Giang, Bắc Giang…
Tía tô có chứa lượng lớn tinh dầu như dihydrocumin, perilla andehyde, limonene… và flavonoid, acid hữu cơ… Chúng có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, an thai, sát khuẩn… nên được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, đau dạ dày, tiểu đường, trầm cảm… Chính bởi nhiều tác dụng như vậy, nó được ứng dụng rộng rãi thành nhiều sản phẩm khác nhau như trà hòa tan, bột matcha, thực phẩm chức năng, xà phòng, kem dưỡng da… an toàn cho người dùng.
Loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh, lại chỉ cần 2 tháng là thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 – 9 tháng. Năng suất dao động từ 15 – 20 tấn/ha với giá thành từ 12.000 – 16.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí nông dân có thể lãi 60 – 75 triệu đồng/ha. Vì vậy, loại cây này rất tiềm năng để xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
2.8. Vàng đắng
Vàng đắng (hay còn gọi là nho vàng) là một trong những dược liệu quý. Cây này rất đẹp, nó có thân leo và lá sáng bóng còn nhựa màu vàng sáng. Nó có thể phát triển ở những vùng đất đai màu mỡ, độ ẩm cao với khí hậu nhiệt đới và dưới tán rừng xanh hỗn hợp, rậm rạp.
Với tác dụng chữa rắn độc cắn và nhiều bệnh tim mạch, loại cây này được rất nhiều người săn lùng. Giá thành của nó có thể lên tới gần 1 triệu đồng/kg.
2.9. Sâm tố nữ
Sâm tố nữ hay còn sắn dây củ tròn là một loại dược liệu có tiềm năng về kinh tế rất cao.
Trong loại cây này chứa lượng lớn isoflavone có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ. Ngoài ra, nó còn được dùng để đắp mặt nạ, sắc nước uống giúp tóc mềm mượt, da dẻ hồng hào. Vì vậy, hiện nay, cây dược liệu này đang dần được nghiên cứu sử dụng trong mỹ phẩm và dược phẩm với nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, việc trồng sâm tố nữ còn nhiều hạn chế. Nó cần điều kiện khá nghiêm ngặt để duy trì hàm lượng ổn định trong cây. Thời gian trồng để thu hoạch sẽ mất gần 1 năm nhưng vẫn là một trong những dược liệu có tiềm năng mang lại kinh tế lớn cho các hộ gia đình canh tác.
2.10. Bình vôi
Cây bình vôi là một loại dược liệu quý đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. Ước tính nhu cầu trong nước lên tới 50 – 100 tấn/năm.
Loại cây này có tác dụng an thần, thải độc, giải nhiệt, giảm đau, kháng viêm… nên được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như đau đầu, hen suyễn, mất ngủ…
Loại cây này chỉ cần trồng bằng hạt hoặc đầu mầm củ nên chi phí đầu tư không quá tốn kém. Chỉ sau khoảng 3 năm trồng, củ đạt được kích thước từ 7 – 10 cm và có thể thu hoạch.
Hiện nay giá của củ bình vôi dao động từ 1.000 – 1.500 đồng/kg. Tuy nhiên với sản lượng lớn, lợi nhuận mà nó đem lại vẫn khá cao so với các cây trồng truyền thống như ngô, sắn, lạc…
2.11. Cây giảo cổ lam
Một trong các cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình là cây giảo cổ lam. Loại cây này có chứa hàm lượng lớn saponin, flavonoid… cùng nhiều khoáng chất với công dụng cho sức khoẻ rất tốt như tan huyết khối, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, giảm biến chứng tim mạch, giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch…
Giảo cổ lam là một loại cây leo, phù hợp những nơi có khí hậu mát mẻ, bóng dâm dọc khe đồi, mỗi ngày cần 2 – 3 tiếng ánh nắng.
Giảo cổ lam có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau như ngọn, lá, thân. Mỗi kg ngọn lá tươi có giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng. Còn phần thân, lá già có thể phơi khô với giá 200.000 đồng/kg. Tính ra 1ha có thu nhập 250 triệu đồng. Hiểu được giá trị này, nhiều hợp tác xã đã hỗ trợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân. Vì vậy, nhiều gia đình đã giàu lên nhờ cây dược liệu này.
2.12. Sâm đại hành
Sâm đại hành là một trong những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Phần thân hành giúp mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ như kháng khuẩn, chống viêm, ngủ ngon giấc… dùng chữa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đại tràng, mất ngủ…
Sâm đại hành là cây dược liệu đầu tư ban đầu tốn kém (khoảng 60 triệu/ha) nhưng nó lại có giá trị kinh tế cao. Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nên có thể trồng ở trung du và đồng bằng ở nước ta. Chỉ sau 12 tháng trồng, mỗi ha sẽ thu hoạch 15 – 18 tấn/năm, giá bán lên tới 50.000 đồng/kg. Như vậy, trừ chi phí thì người dân có thể thu được lợi nhuận lên tới 100 triệu/năm.
2.13. Xạ đen
Cây xạ đen là cây dược liệu giúp chăm sóc sức khoẻ tốt mà có thu nhập cao gấp 3, 4 lần lúa và các loại hoa màu khác nên là một trong những dược liệu tiềm năng.
Loại cây này có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm tiết dịch khi bị xơ gan cổ trướng, giảm sự hình thành và phát triển của khối u… Vì vậy, nhu cầu dược liệu này làm trà, viên uống thực phẩm chức năng là rất cao.
Giống đầu tư ban đầu thường là 1000 – 3000 đồng/cây. Thời gian để thu hoạch vụ đầu tiên chỉ mất 6 tháng. Sau đó cứ 2 tháng lại thu hoạch được 1 lần, trung bình mỗi lần thu hoạch được 1 – 1,2 tấn lá khô. Nếu bán với giá 20.000 – 22.000 đồng/kg thì lợi nhuận thu về khoảng 100 triệu/ha/năm.
Tìm hiểu thêm: Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết
2.14. Cây hồng hoa
Hồng hoa là một loại dược liệu quý có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nhờ nhiều công dụng của cây hồng hoa như hoạt huyết khu ứ thông kinh, hạ huyết áp… Nó được dùng để pha trà hay sản xuất viên uống giúp giảm đau bụng kinh, viêm tử cung, khí hư, hạ nhiệt… rất tốt.
Chi phí đầu tư trồng và chăm sóc hồng hoa thấp, cây cũng có thể thích nghi với nhiều loại đất kể cả đất bạc màu nên được nhiều người lựa chọn để phát triển kinh tế.
1ha hồng hoa có thể thu được 13 – 17 tấn búp tươi, với giá 10.000 – 12.000 đồng/kg sẽ cho lợi nhuận tới 70 – 90 triệu/năm.
Chính vì vậy, nhiều tỉnh của Việt Nam cũng bắt đầu trồng cây dược liệu này với diện tích lớn như Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột…