Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp kẽm: Có tác dụng gì?

Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp kẽm: Có tác dụng gì?

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Hiện nay có nhiều chị em mách nhau cách trị mụn nội tiết tố từ hoa anh thảo và kẽm? Vậy thực hư về tác dụng này như thế nào? Kết hợp hoa anh thảo và kẽm có sao không? Khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tinh dầu hoa anh thảo và kẽm có uống chung được không?

1. Tinh dầu hoa anh thảo và kẽm có uống chung được không? 1

Nhiều người lo lắng dùng hoa anh thảo chung với kẽm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hiệu quả của sản phẩm. Vậy thực hư như thế nào?

Tinh dầu hoa anh thảo là chiết xuất tự nhiên từ hạt của cây hoa anh thảo. Kẽm có nhiều nguồn gốc khác nhau. Nó có thể được tìm thấy thông qua một số thực phẩm như ức gà, cá, cua, hàu, thịt bò… Hoặc bổ sung thông qua thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nguồn này thường được khai thác từ tự nhiên sau đó bào chế dưới dạng viên ngậm, viên nang hoặc nhỏ giọt.

Hoa anh thảo có nguồn gốc tự nhiên, lành tính và an toàn khi sử dụng ở liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, kẽm là nguyên tố cần thiết với sức khỏe, cơ thể cần được bổ sung ở liều lượng vừa phải. Như vậy, cả hai nguyên liệu này đều được đánh giá là an toàn với sức khỏe.

Ngoài ra, theo drugs.com – trang thông tin về Dược phẩm trực tuyến của Hoa Kỳ cho thấy tinh dầu hoa anh thảo uống chung với kẽm không gây ra bất cứ tương tác nào làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng cũng như nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

Như vậy, hoa anh thảo hoàn toàn có thể dùng chung với kẽm được. Tuy nhiên, do cơ địa mỗi người khác nhau, bạn nên theo dõi đến phản ứng cơ thể mình. Nếu thấy xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng cần ngừng uống ngay và đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Thời điểm tốt nhất để uống tinh dầu hoa anh thảo và kẽm là trong bữa ăn. Vào thời gian này, hoa anh thảo sẽ hấp thu, tiêu hóa được tốt nhất. Cũng như giúp được những người mắc bệnh dạ dày, kích ứng dạ dày giảm một số tác dụng phụ của kẽm như buồn nôn, nôn… khi uống trước và sau bữa ăn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thời điểm uống tinh dầu hoa anh thảo tốt nhất?

2. Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với kẽm có tác dụng gì?

2. Tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với kẽm có tác dụng gì? 1

Không phải tự nhiên chị em rỉ tai nhau sử dụng tinh dầu hoa anh thảo và kẽm. Bởi sự kết hợp này có thể mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe:

– Bổ sung dầu hoa anh thảo giúp tăng lượng kẽm cho cơ thể:

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra tác dụng của hoa anh thảo trong việc hấp thu kẽm.

Theo nghiên cứu “Tác dụng có lợi của dầu hoa anh thảo đối với chuột thiếu kẽm” được đăng trên Tạp chí Dinh Dưỡng Trung Quốc (năm 1993) cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện đáng kể triệu chứng thiếu hụt kẽm ở chuột. Hoa anh thảo giúp tăng lượng kẽm đáng kể so với nhóm không bổ sung kẽm. Bởi acid gamma linolenic có lợi cho sự tăng trưởng, sử dụng kẽm và chuyển hóa các axit béo thiết yếu ở chuột thiếu kẽm.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu khác “Bổ sung axit béo thiết yếu cho mẹ làm tăng hấp thu kẽm ở chuột sơ sinh: liên quan đến khiếm khuyết hấp thu kẽm ở bệnh viêm da đầu chi ruột” cũng cho tác dụng tương tự. Sự hấp thu kẽm tăng lên đáng kể không phụ thuộc vào lượng kẽm được bổ sung thông qua chế độ ăn.

Hoa anh thảo giúp bổ sung đáng kể lượng kẽm cho cơ thể. Vì vậy, khi bổ sung đồng thời cả hoa anh thảo và kẽm, người dùng nên chú ý đến liều lượng của sản phẩm. Không nên uống quá liều lượng được hướng dẫn có thể gây dư thừa ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Cải thiện mụn hiệu quả, đặc biệt do rối loạn nội tiết tố:

Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến thường thấy trong giai đoạn thanh thiếu niên. Do cơ thể tiết ra quá nhiều estrogen gây rối loạn nội tiết.

Hoa anh thảo có tác dụng cân bằng hormon, vì vậy nó giúp khắc phục các vấn đề do rối loạn nội tiết tố gây ra như mụn trứng cá.

Tuy nhiên ở một số người có cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng trao đổi ngược sau khi sử dụng dầu hoa anh thảo. Do trong loại dầu tự nhiên này có chứa acid linoleic có thể bị chuyển hóa thành arachidonic (ARA). ARA là nguyên liệu tạo eicosanoids có tác dụng gây viêm dẫn tới mụn sưng viêm.

Trong trường hợp này, sẽ cần tới kẽm để ngăn ngừa phản ứng không đáng có trên. Bởi kẽm có tác dụng chống viêm, cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn, làm sạch da, cải thiện tình trạng viêm sưng.

– Ngoài ra, mỗi loại còn phát huy tác dụng riêng của nó như:

  • Hoa anh thảo: giúp cải thiện làn da, tăng độ đàn hồi, ngừa nếp ngăn, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau vú, đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, làm sáng mắt…
  • Kẽm: tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, làm mờ vết thâm sẹo do mụn, se khít lỗ chân lông…
Như vậy, sự kết hợp hoa anh thảo với kẽm là tác dụng hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Đặc biệt, chúng khắc phục các nhược điểm của nhau giúp đem lại hiệu quả tốt nhất cho người dùng.

☛ Tìm hiểu thêm: Uống tinh dầu hoa anh thảo trong bao lâu thì dừng?

3. Những đối tượng nên sử dụng dầu hoa anh thảo và kẽm?

Chính bởi những tác dụng trên, dưới đây là các trường hợp có thể sử dụng kết hợp hoa anh thảo và kẽm:

  • Những người muốn cải thiện làn da, tăng độ đàn hồi cho da.
  • Người muốn kiềm dầu, giảm mụn trứng cá do nội tiết.
  • Người muốn nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng.
  • Người bị rối loạn nội tiết tố, đang trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh.

Hỏi đáp:

  • U nang có uống được tinh dầu hoa anh thảo không?
  • Người bị u xơ có uống được hoa anh thảo không?
  • Hoa anh thảo và mầm đậu nành: Có an toàn khi dùng chung?

 

Tác giả: Lê Thị Bích Hậu - 28/06/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: anh thảo

Bài viết liên quan

  • Người bị u xơ có uống được hoa anh thảo không?

  • U nang có uống được tinh dầu hoa anh thảo không?

  • Uống tinh dầu hoa anh thảo trong bao lâu thì dừng?

  • 7 Ý nghĩa độc đáo của loài hoa anh thảo

  • 7 đối tượng không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu