Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Khám phá ngay 11 loại thảo dược ngâm chân tốt

Khám phá ngay 11 loại thảo dược ngâm chân tốt

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Ngâm chân bằng thảo dược là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tình trạng mất ngủ, cơ thể bị lạnh, giảm lưu thông máu, hôi chân… Vậy có những loại thảo dược nào giúp ngâm chân tốt và tác dụng của nó là gì? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Khám phá ngay 11 loại thảo dược ngâm chân tốt 1

Mục lục

  • 1. Khám phá 11 loại thảo dược ngâm chân tốt
    • 1.1. Gừng – thảo dược quý ngâm chân tốt cho người bị lạnh
    • 1.2. Lá sung – giải pháp ngâm chân tốt trị hôi chân
    • 1.3. Cây hồng hoa – thảo dược quý ngâm chân tốt
    • 1.4. Vỏ quế và hoa tiêu – thảo dược ngâm chân chữa nhiều bệnh
    • 1.5. Lá lốt – thảo dược ngâm chân tốt
    • 1.6. Ngải cứu – nước ngâm chân tốt
    • 1.7. Cây cải trời – thảo dược để ngâm chân tốt
    • 1.8. Sả – thảo dược quý để ngâm chân
    • 1.9. Trầu không – thảo dược ngâm chân chữa nước ăn chân
    • 1.10. Ngâm chân tía tô giúp giảm đau do gout
    • 1.11. Nước ngâm chân đinh lăng giúp ngủ ngon giấc hơn
  • 2. Lưu ý khi dùng thảo dược để ngâm chân

1. Khám phá 11 loại thảo dược ngâm chân tốt

Bàn chân là một bộ phận xuất chiếu nhiều phủ tạng của cơ thể, trong đó có các huyệt vị và hệ thống thần kinh. Vì vậy, dùng nước thảo dược ngâm chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường lưu thông máu, thông các kinh lạc bị tắc nghẽn, cải thiện quá trình trao đổi chất ở xương, khớp… Dưới đây là 11 loại thảo dược được sử dụng để ngâm chân phổ biến, chúng ta cùng tham khảo nhé:

1.1. Gừng – thảo dược quý ngâm chân tốt cho người bị lạnh

1.1. Gừng - thảo dược quý ngâm chân tốt cho người bị lạnh 1

Gừng là một trong những thảo dược ngâm chân rất phổ biến. Nó có chứa nhiều hoạt chất chống viêm như gingerols, shogaols… Chúng có tác dụng tăng tuần hoàn máu, rất tốt cho người sợ lạnh, hay chân tay bị lạnh, những người mất ngủ, khó ngủ, cảm lạnh…

Cách làm nước gừng ngâm chân như sau:

  • Chuẩn bị: 20 – 30g gừng tươi.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, giã nát (để cả vỏ) cho vào nồi cùng 2 lít nước, đậy kín vung để tránh bay hơi một số hoạt chất trong khi đun. Đun sôi trong khoảng 10 phút thì đổ toàn bộ nước gừng ra chậu. Pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ C là ngâm được.

Ngoài ra, những người bị tai biến mạch máu não có thể thêm 50g dấm ăn vào nước gừng trên để ngâm chân. Nước gừng dấm có tác dụng thông kinh hoạt lạc, phát tán phong hàn giúp phục hồi các chi bị bại liệt rất tốt.

Xem thêm: 11 cách trị ho, đờm, khó thở bằng gừng hiệu quả

1.2. Lá sung – giải pháp ngâm chân tốt trị hôi chân

Nước ngâm chân từ lá sung là một trong những cách giúp trị hôi chân hiệu quả. Theo nghiên cứu, sung có tác dụng giải độc, tiêu thũng thường được dùng để chữa nhiều bệnh ngoài da và chứng hôi chân.

Cách dùng nước ngâm chân từ lá sung như sau:

  • Chuẩn bị: 200g lá sung tươi.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đun với 2 lít nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm thì ngâm chân trong khoảng 15 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần, trong 3 – 5 ngày sẽ hết mùi hôi.

1.3. Cây hồng hoa – thảo dược quý ngâm chân tốt

1.3. Cây hồng hoa - thảo dược quý ngâm chân tốt 1

Nếu bạn đang tìm một loại thảo dược để ngâm chân tốt thì không thể bỏ qua hồng hoa. Loại cây này có tác dụng giảm đau, tiêu ứ, giúp thông kinh hoạt huyết. Vì vậy, nước ngâm chân hồng hoa thường được dùng cho người có da bị nứt nẻ khi trời lạnh, người bị tê cóng tay chân…

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: 10 – 15g hồng hoa.
  • Thực hiện. Cho hồng hoa vào nồi cùng 2 lít nước, đậy kín vung, khi sôi nấu thêm khoảng 10 phút nữa, đổ cả nước và phần bã ra chậu. Thêm nước lạnh để được nước ngâm chân ở khoảng 40 độ C.

Chú ý không ngâm quá mắt cá chân.

Ngoài ra, hồng hoa còn có thể kết hợp với ngải cứu để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng cong phồng tĩnh mạch và viêm dây thần kinh. Chuẩn bị 10 – 15g hồng hoa và 30 – 50g ngải cứu khô, thực hiện như trên là được.

1.4. Vỏ quế và hoa tiêu – thảo dược ngâm chân chữa nhiều bệnh

1.4. Vỏ quế và hoa tiêu - thảo dược ngâm chân chữa nhiều bệnh 1

Vỏ quế và hoa tiêu thường được sử dụng chung với nhau để chữa chứng phù thũng do suy giảm bài tiết thận gây ra. Ngoài ra, nó còn giúp tăng tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon giấc hơn.

Cách dùng vỏ quế và hoa tiêu ngâm chân như sau:

  • Chuẩn bị: 15g vỏ quế, 15g hoa tiêu.
  • Thực hiện: hai nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đậy kín vung. Đến khi sôi thì nấu thêm khoảng 10 phút nữa, đổ cả nước và phần bã ra chậu. Thêm nước lạnh sao cho nước ngâm chân ở khoảng 40 độ C là được.

Tham khảo thêm: Các loại thảo dược tốt cho người bị đau mỏi lưng

1.5. Lá lốt – thảo dược ngâm chân tốt

Bạn có biết rằng lá lốt là một trong những thảo dược ngâm chân trị hôi chân rất tốt. Lá lốt có tính ấm, hơi cay giúp tán hàn, giảm đau, làm ấm, kháng khuẩn, chống viêm… nên giúp cải thiện chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, trị nước ăn chân, cước chân…

Cách dùng lá lốt ngâm chân như sau:

  • Chuẩn bị: 100g lá lốt tươi, 1 củ gừng giã nát.
  • Thực hiện: nguyên liệu trên cho vào nồi, đun với 2 lít nước, khi sôi đun thêm khoảng 15 phút nữa thì đổ ra, thêm nước lạnh để nhiệt độ vừa phải, sau đó thực hiện ngâm chân trong khoảng 20 phút hoạch đến khi nước nguội thì thôi.

1.6. Ngải cứu – nước ngâm chân tốt

1.6. Ngải cứu - nước ngâm chân tốt 1

Nước ngải cứu được rất nhiều người sử dụng để ngâm chân bởi những tác dụng tốt của nó. Ngải cứu có chứa α-thuyon, tinh dầu… với tác dụng giãn mạch, cải thiện chức năng phổi nên thường được dùng cho người bệnh viêm phế quản mãn tính, người hay bị cảm lạnh, ho có đờm…

Cách làm nước ngải cứu ngâm chân như sau:

  • Chuẩn bị: 20 – 30g ngải cứu tươi.
  • Thực hiện: ngải cứu rửa sạch, cho vào nồi thêm 2 lít nước, đậy nắp vung, đun đôi trong khoảng 10 phút. Đổ cả phần thảo dược và nước ra chậu, pha thêm nước lạnh được khoảng 40 độ thì ngâm chân.

Lưu ý không ngâm nước ngải cứu quá mắt cá chân.

1.7. Cây cải trời – thảo dược để ngâm chân tốt

Cây cải trời là một trong những thảo dược được sử dụng để ngâm chân cho những người bị hôi chân. Nó có tác dụng hạ thân nhiệt, giải độc, tán uất, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hôi chân.

Cây cải trời được sử dụng để ngâm chân như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 150g cây cải trời tươi hoặc 100g cây cải trời khô.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem nấu với 2,5 lít nước trong khoảng 15 phút, cho thêm nước lạnh để được nhiệt độ vừa phải. Người bị hôi chân nên ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày kiên trì ngâm khoảng 20 – 25 phút vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ rất tốt.

1.8. Sả – thảo dược quý để ngâm chân

1.8. Sả - thảo dược quý để ngâm chân 1

Nếu bạn đang tìm kiếm một thảo dược để ngâm chân thì không nên bỏ qua sả. Trong sả có chứa tinh dầu citral, geraniol… có khả năng kháng khuẩn, diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng nấm, làm ra mồ hôi giúp trị bệnh hôi chân, phòng ho và cảm cúm, giúp ngủ ngon hơn…

Cách dùng sả ngâm chân như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm sả gồm cả lá và củ sả đập dập.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, đem đun với 2 lít nước trong khoảng 5 phút, có thể cho thêm muối. Pha thêm nước lạnh đến nhiệt độ khoảng 40 độ là có thể ngâm chân được.

1.9. Trầu không – thảo dược ngâm chân chữa nước ăn chân

Theo kinh nghiệm dân gian, trầu không là thảo dược giúp chữa bệnh rất hiệu nghiệm, trong đó có cách ngâm chân để chữa nước ăn chân.

Nó có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp trị chứng loét ngứa do nước ăn chân, nấm kẽ chân, tăng tiết mồ hôi chân…

Cách ngâm chân bằng trầu không như sau:

  • Chuẩn bị: 20 lá trầu không, phèn chua (khoảng 1 ngón chân cái). Nếu không có phèn chua có thể thay bằng lá gáy.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 1 lít nước, rót ra chậu, cho nước lạnh để được nhiệt độ vừa phải ngâm chân, thêm phèn chua đánh tan. Dùng nước này ngâm chân, đồng thời rửa sạch kẽ ngón chân bị loét ngứa sẽ rất tốt.

Lưu ý trong lá trầu không có chứa hợp chất phenolic làm ức chế sản xuất melanin và lột da nên cần sử dụng với tần suất vừa đủ. Không lạm dụng dùng quá nhiều dễ làm thay đổi sắc tố trên da chân.

1.10. Ngâm chân tía tô giúp giảm đau do gout

Tía tô là một thảo dược quý giúp chữa nhiều bệnh của cơ thể theo các cách khác nhau. Theo dân gian, tía tô được dùng để ngâm chân có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau nhức các khớp do bệnh gout gây ra.

Cách ngâm chân bằng lá tía tô như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi nước đang sôi, đun cho sôi lại, đổ ra chậu và rót ra một cái rổ thưa để lọc bỏ phần bã. Ban đầu có thể đặt 2 bàn chân lên xông, sau đó khi được nhiệt độ vừa phải thì cho 2 chân vào ngâm.

Tìm hiểu:  7 cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam hiệu quả

1.11. Nước ngâm chân đinh lăng giúp ngủ ngon giấc hơn

1.11. Nước ngâm chân đinh lăng giúp ngủ ngon giấc hơn 1

Đinh lăng là một thảo dược ngâm chân rất tốt. Nó kích thích máu lưu thông, giải tỏa căng thẳng, nên giúp giảm đau nhức xương khớp và ngủ ngon hơn.

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá đinh lăng tươi, 1 củ gừng.
  • Thực hiện: nguyên liệu rửa sạch, gừng đập dập, cho vào nồi cùng 1,5 lít nước, đun sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó, đổ ra chậu nhỏ, thêm nước lạnh để vừa nhiệt độ ngâm chân.

2. Lưu ý khi dùng thảo dược để ngâm chân

Sau khi đã lựa chọn được thảo dược ngâm chân tốt cho mình, để sử dụng an toàn bạn cần chú ý những thông tin sau:

  • Nên ngâm chân bằng thảo dược trong khoảng 15 – 30 phút để các hoạt chất được thấm vào bàn chân giúp mang lại hiệu quả tốt. Trong khi ngâm nên xoa bóp 2 chân để tăng hiệu quả.
  • Nếu được thì dùng thùng gỗ ngâm chân càng tốt, sẽ giúp tránh được tương tác với hoạt chất từ thảo dược.
  • Độ ấm để ngâm chân phù hợp nhất là 40 độ C.
  • Thời điểm ngâm chân tốt nhất là sau bữa ăn, trước khi đi ngủ 30 phút.
  • Không ngâm chân thảo dược khi bàn chân có tổn thương hở, những vùng da bị tổn.
  • Ban đầu nên đặt bàn chân lên chậu nước cách một khoảng để xông hơi trước, sau đó mới nhúng cả bàn chân vào. Cách này giúp bàn chân không bị sốc nhiệt và tăng mỡ lỗ chân lông.
  • Thận trọng khi ngâm chân với thảo dược trong trường hợp nấm, chàm, ghẻ… trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Trên đây là 11 loại thảo dược mang lại nhiều tác dụng tốt khi ngâm chân và những lưu ý khi sử dụng. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Tác giả: Lê Thị Bích Hậu - 17/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hà thủ ô trị yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả

  • Bí quyết thoát khỏi xơ gan từ thảo dược

  • Cách ngâm rượu ba kích tươi thơm ngon nhất

  • Củ ráy gai chữa bệnh gì

  • Những người không nên dùng nhung hươu, lưu ý cần rõ!

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑